Theâyteonãorấtkhónhậnbiếbang xep hang halano thông tin từ Bộ Y tế, đến nay, đã có 31 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận các trường hợp nhiễm virus Zika - loại virus đang được nghiên cứu để xác định mối liên quan với 2 biến chứng nguy hiểm là sốt gây liệt và teo não. Virus Zika có tốc độ lan truyền rất nhanh, đặc biệt tại các nước khu vực châu Mỹ và tiếp tục ghi nhận các dấu hiệu nặng tại Brazil.
Tại Hội nghị trực tuyến phòng chống dịch bệnh mùa Đông Xuân và dịp Tết Nguyên đán 2016, ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, tính đến ngày 1/2 đã có 31 quốc gia và vùng lãnh thổ thông báo các trường hợp nhiễm virus Zika, trong đó có 25 quốc gia và vùng lãnh thổ đang lây lan mạnh là Brazil, Colombia, Mexico...
Virus Zika gây teo não rất khó nhận biết và lây lan nhanh tại nhiều quốc gia
Tại Việt Nam, hiện nay chưa phát hiện trường hợp nào nhiễm virus Zika. Tuy nhiên, nguy cơ dịch xâm nhập và lây lan rộng trong cộng đồng là rất lớn do sự giao lưu du lịch, thương mại, lao động thường xuyên giữa Việt Nam và các nước trên thế giới, trong khi hiện nay người dân không có miễn dịch đối với virus này. Theo thống kê từ các cửa khẩu quốc tế, hằng tuần Việt Nam có khoảng 200.000 lượt hành khách nhập cảnh và trên 170.000 hành khách xuất cảnh.
Thêm nữa, nước ta lưu hành bệnh sốt xuất huyết cùng với sự lưu hành của muỗi Aedes – loại muỗi truyền virus Zika.
“Khó khăn lớn nhất trong việc phát hiện ca bệnh nhiễm virus Zika hiện nay là 80% triệu chứng bệnh không điển hình, các dấu hiệu gần giống với triệu chứng bệnh sốt xuất huyết như sốt, phát ban, đau cơ, mỏi người… do đó việc chẩn đoán bệnh không dễ dàng”, ông Phu lo ngại.
Trước tình hình dịch bệnh nguy hiểm đó, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến khuyển cáo cần đẩy mạnh các biện pháp phòng chống dịch rộng rãi trong cộng đồng.
Cụ thể, khuyến cáo người dân không nên đi đến vùng và quốc gia có dịch, kiểm soát chặt chẽ các trường hợp nhập cảnh ở cửa khẩu và sân bay, đồng thời nhanh chóng khám, xét nghiệm và cách ly các trường hợp nghi ngờ.
Tại cộng đồng, người dân đẩy mạnh việc diệt muỗi, loăng quăng bọ gậy ở khu dân cư bằng cách lật úp các dụng cụ chứa nước, tiêu diệt nguồn sinh sản muỗi…
Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur TPHCM, Viện Sốt rét ký sinh trùng Trung ương cần phải làm xét nghiệm xem có hay không tình trạng biến đổi gene của muỗi, để từ đó đưa ra biện pháp phòng bệnh hoặc thay đổi hóa chất cho phù hợp.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng yêu cầu các đơn vị trực thuộc và đề nghị các đơn vị liên quan tuyên truyền sâu rộng đến người dân các biện pháp phòng bệnh, đặc biệt là các bệnh cúm có khả năng cao xảy ra trong dịp Tết như: Cúm A/H1N1, H5N1, bệnh liên cầu lợn…
Ngày 1/2, WHO đã tổ chức cuộc họp Ủy ban tình trạng khẩn cấp và các chuyên gia của WHO đã thống nhất có sự liên quan khá rõ ràng giữa việc nhiễm virus Zika trong thời kỳ mang thai của người mẹ và chứng não nhỏ của trẻ sơ sinh, mặc dù chưa có bằng chứng khoa học đầy đủ chứng minh.
Hiện nay chưa có vaccine phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, trong khi đó cộng đồng chưa có miễn dịch; do đó sẽ tiếp tục ghi nhận thêm nhiều ca bệnh trong thời gian tới.
2000 trẻ sơ sinh Colombia có nguy cơ đầu nhỏ vì nhiễm virut zika