Bộ chuông điện ưu tiên
Thầy Nguyễn Ngọc Sơn,ếnhiệuquảởTrườngTHCSNguyễnhận định trận nhật bản hôm nay giáo viên dạy môn Toán - Lý cho biết: Trước đây, trong các cuộc thi, buổi ngoại khóa do trường tổ chức, việc xác định đội giành câu trả lời thường được thực hiện bằng hình thức phất cờ hoặc giơ tay. Những hình thức đó thường gây khó khăn, nhiều khi giám khảo không thể xác định đội nào được quyền ưu tiên trả lời trước, dẫn đến việc thiếu công bằng, khách quan trong các cuộc thi. Vì vậy, sau thời gian tìm hiểu và nghiên cứu các chuông điện, cách sử dụng thiết bị điện, nhóm tác giả của trường gồm Lê Thị Thúy Hằng, Cao Việt Thắng, Nguyễn Ngọc Sơn đã thiết kế ra bộ chuông điện ưu tiên.
Sản phẩm “Bộ chuông điện ưu tiên” được nhiều đơn vị sử dụng vì mang lại hiệu quả thiết thực
Vật liệu làm bộ chuông điện rất đơn giản dễ tìm, chi phí thấp, gồm: Hộp đựng (bằng gỗ) chuông, mạch điện và đèn; 4 rơ-le 14 chân, 4 bóng đèn, 4 công tắc, dây dẫn, 1 chuông điện, tổng trị giá khoảng 1 triệu đồng cùng 3 ngày công để thực hiện. Có bộ chuông điện ưu tiên, trong các cuộc thi, buổi ngoại khóa, học sinh, giáo viên sẽ sử dụng bằng hình thức nhấn chuông để giành quyền trả lời câu hỏi. Khi một đội đã nhấn chuông đầu tiên, bộ chuông điện sẽ phát ra tiếng kêu và đèn báo phát sáng. Các đội nhấn sau sẽ không có tiếng chuông và đèn cũng không phát sáng. Nhờ vậy, học sinh sử dụng để giành quyền ưu tiên trả lời một cách nhanh chóng, đảm bảo tính công bằng, khách quan. Sáng kiến được cán bộ, giáo viên, học sinh, các cấp, ngành đánh giá cao và được công nhận cấp tỉnh năm học 2016-2017. Hiện sáng kiến có khả năng áp dụng rộng rãi tại các cơ sở giáo dục ở tất cả cấp học và có thể sử dụng ở nhiều sân chơi khác khi tổ chức cuộc thi giành quyền trả lời nhanh nhất.
Phát huy hiệu quả của sáng kiến “Bộ chuông điện ưu tiên”, năm học 2017-2018, nhóm tác giả tiếp tục nghiên cứu cải tiến bằng cách sử dụng máy biến áp để chuyển từ dòng điện 12V sang dòng điện 220V. Vì thế, khi mất điện hoặc thực hiện chương trình lưu động khu vực không có điện như nơi công cộng, vùng sâu, xa thì bộ chuông ưu tiên vẫn phát huy tác dụng. Nội dung cải tiến cũng đơn giản, chỉ cần mua thêm máy biến áp và bình ắc-quy 12V. Sản phẩm cải tiến được công nhận sáng kiến cấp huyện năm học 2017-2018 và đến nay được nhiều đơn vị sử dụng vì hiệu quả cao.
Mái che di động
Trường THCS Nguyễn Du có số lượng học sinh đông, hằng năm trên dưới 1.500 em/40 lớp. Thầy Cao Việt Thắng, Hiệu trưởng cho biết: Hằng ngày, hằng tuần, hằng tháng, trường tổ chức nhiều sự kiện ngoài trời như các tiết giáo dục thể chất, thể dục giữa giờ, chào cờ đầu tuần, ngoại khóa, lễ kỷ niệm, khai giảng, sơ kết, tổng kết..., đặc biệt khu vui chơi hằng ngày cho các em. Trong khi đó, thời tiết diễn biến thất thường, lúc nắng nóng, lúc mưa, ảnh hưởng đến chất lượng, số lượng các buổi hoạt động cũng như sức khỏe, tinh thần của học sinh và giáo viên. Khắc phục tình trạng này, tôi đã nảy sinh ý tưởng thực hiện sản phẩm “Mái che di động” phục vụ các buổi ngoại khóa, chào cờ tại Trường THCS Nguyễn Du.
Sau khi tham khảo, tìm hiểu cách thức, công năng, giá vật tư, thiết bị, thời gian, hiệu quả sử dụng, tác giả trình bày ý tưởng trước toàn thể phụ huynh để lấy ý kiến đóng góp thêm, đồng thời vận động xã hội hóa. Là sản phẩm đầu tiên trên địa bàn huyện Phú Riềng, kinh phí khá lớn (370 triệu đồng/1.200m2) nhưng với nhiều ưu điểm vượt trội đã “chinh phục” được toàn thể phụ huynh và thuận chủ trương đóng góp kinh phí thực hiện. Có mái che di động, nhà trường tiết kiệm được khoản chi phí không nhỏ khi không còn phải thuê khung rạp để tổ chức các sự kiện. Đặc biệt, khi cần hoặc không cần sử dụng có thể kéo ra, kéo vào nhanh gọn, tạo không gian thông thoáng và mỹ quan sân trường.
Thầy Thắng cho biết thêm, khi đưa vào sử dụng từ giữa năm học 2016-2017, sản phẩm được tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, phụ huynh toàn trường và chính quyền địa phương ghi nhận, đánh giá cao. Đặc biệt, có mái che di động, học sinh tích cực, tự tin hơn khi tham gia các hoạt động, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. “Nhiều năm qua, ai ghé thăm trường đều đánh giá cao về công năng sử dụng và tính mỹ quan của sáng kiến, trong đó nhiều trường bạn đã và đang đưa sáng kiến này áp dụng tại đơn vị mình” - thầy Thắng nói. Mái che di động có thời gian sử dụng 15 năm, nhằm tạo sản phẩm ưu việt, tiện lợi hơn, trường cũng đã cải tiến, thay thế một số hạng mục phù hợp với các hoạt động của trường.