Ông Trương Đình Hòe - Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) đã cho biết như vậy khi trả lời phỏng vấn PV TBTCO về cơ hội xuất khẩu thủy sản hiện nay.
* PV: Xuất khẩu thủy sản 4 tháng đầu năm 2022 có sự tăng trưởng ấn tượng,ấtkhẩuthủysảncónhiềutriểnvọngtăngtrưởngtrongquýxem bóng đá trực tiếp ngoại hạng anh xôi lạc là điểm sáng trong bức tranh xuất khẩu nông lâm thủy sản. Theo ông, yếu tố nào dẫn tới con số này?
- Ông Trương Đình Hòe:4 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành thuỷ sản đạt gần 3,6 tỷ đô la Mỹ, tăng 44,5% so với cùng kỳ, trong đó riêng tôm và cá tra đạt 2,31 tỷ đô la Mỹ.
Ông Trương Đình Hòe |
Nguyên nhân sau do gần 2 năm kiềm chế vì dịch Covid-19, nhu cầu tại các thị trường hồi phục và bùng phát mạnh, nguồn cung tại các thị trường không đủ đáp ứng, lạm phát gia tăng. Xung đột Nga - Ukraine càng làm cho nguồn cung thủy sản toàn cầu thêm bất ổn, nhất là các sản phẩm cá thịt trắng. Các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam đã chớp được những cơ hội vàng để gia tăng xuất khẩu và chốt được những hợp đồng giá cao hơn nhiều so với năm 2021.
Đáng chú ý, tại thị trường Mỹ, xuất khẩu tôm, cá tra và các mặt hàng chủ lực khác đều ghi nhận tăng trưởng cao vọt so với năm 2021, nhất là mặt hàng cá tra. Sản lượng cá da trơn của Mỹ giảm, lạm phát cao, thuế chống bán phá giá giai đoạn POR17 có lợi cho nhiều doanh nghiệp cá tra. Số doanh nghiệp cá tra được phép xuất khẩu sang Mỹ tăng, giá xuất khẩu cá tra trung bình sang Mỹ đạt đỉnh mới. Những yếu tố đó đã giúp cho xuất khẩu cá tra sang Mỹ 4 tháng đầu năm nay tăng đột phá, với mức tăng trưởng 3 con số là 128%.
Với thị trường Trung Quốc, dịch Covid-19 bùng phát mạnh và chính sách "zero Covid" của nước này khiến cho xuất khẩu thủy sản sang thị trường này gặp nhiều ách tắc, khi nhiều cảng xuất khẩu bị đóng cửa và việc kiểm tra Covid-19 trên hàng đông lạnh ngày càng khắt khe. Tuy nhiên nhờ nhu cầu xuất khẩu thủy sản của Trung Quốc gia tăng, nên vẫn thu hút nhiều doanh nghiệp Việt Nam bất chấp thách thức trên để xuất khẩu sang thị trường này. Nhờ những yếu tố trên, xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc tới hết tháng 4/2022 ước đạt 578 triệu USD, tăng 94% so với cùng kỳ năm trước. Riêng mặt hàng cá tra chiếm 53% xuất khẩu thủy sản sang thị trường này.
Xuất khẩu thủy sản nhiều triển vọng tăng trưởng trong quý II/2022. Ảnh: Khánh Linh |
* PV: Ông đánh giá như thế nào về cơ hội và thách thức của ngành thủy sản trong thời gian tới?
- Ông Trương Đình Hòe: Ngành thủy sản nói chung, xuất khẩu thủy sản nói riêng đang có nhiều cơ hội tăng trưởng và năm 2022 xuất khẩu thủy sản sẽ phục hồi hoàn toàn.
Cụ thể, thị trường đang hồi phục. Dịch bệnh được kiểm soát tốt ở các thị trường sẽ thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ ở mức cao so với năm 2021. Bên cạnh đó, thuế suất ưu đãi của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA) và các thị trường tiềm năng thuộc Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) như Mexico, Canada, Nhật Bản là những động lực then chốt tạo ra lợi thế cạnh tranh với các nước cung ứng khác. Thị trường Trung Quốc cũng sẽ là nhân tố quyết định đà tăng trưởng của ngành cá tra trong nửa cuối năm 2022.
Ngoài ra, Việt Nam có lợi thế nguồn nguyên liệu nuôi trồng chiếm 70%. Việc tăng giá khiến chi phí đầu vào các lại thực phẩm tăng và khiến người tiêu dùng quan tâm hơn đến thủy sản ưu tiên để cung cấp protein.
Dự báo quý II/2022, xuất khẩu thuỷ sản sẽ đạt 2,8 - 3 tỷ USD, tăng khoảng 36 - 38% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, xuất khẩu cá tra sang các thị trường lớn đều giữ mức tăng trưởng cao, nhất là châu Âu khi nhu cầu tiêu thụ gia tăng do giá cá tra cạnh tranh và có thể lấp khoảng trống ở một số phân khúc với sản phẩm cá thịt trắng như cá tuyết, cá minh thái bị thiếu hụt nguồn cung từ Nga. Đối với mặt hàng tôm, Mỹ vẫn sẽ là thị trường lớn nhất của tôm Việt Nam và sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh. Đối với thị trường châu Âu, sau ảnh hưởng của dịch Covid-19, xuất khẩu tôm vào châu Âu giảm trong quý III và bắt đầu tăng mạnh trở lại trong quý IV/2021, phần lớn là xuất khẩu tôm cỡ nhỏ.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp thủy sản đang gặp khó khăn khi TP. Hồ Chí Minh thu phí sử dụng hạ tầng khu vực cửa khẩu cảng biển đối với hàng hóa vận tải bằng đường thủy nội địa và quy định kiểm dịch hàng thủy sản đông lạnh đối với những nguyên liệu nhập khẩu dùng làm thực phẩm chế biến xuất khẩu...
* PV: Dù đối mặt với nhiều cơ hội và thách thức đan xen, trên thị trường, cổ phiếu ngành thủy sản duy trì được định giá tốt, là một trong những điểm sáng khi thị trường“đỏ lửa”. Vậy ngành thủy sản nói chung, doanh nghiệp nói riêng cần có kế hoạch gì để duy trì đà tăng trưởng này, thưa ông?
- Ông Trương Đình Hòe:Trong năm 2022, ngành thủy sản đề ra mục tiêu đạt gần 9 tỷ USD cho kim ngạch xuất khẩu. Để đạt mục tiêu này, các doanh nghiệp xuất khẩu phải tuân thủ các quy định bắt buộc của thị trường cũng như đáp ứng các nhu cầu bổ sung đối với các thị trường riêng lẻ trong khối; dán nhãn chính xác sản phẩm. Đồng thời, các doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội gia tăng thị phần cá tra trước sự thiếu hụt nguồn cung cá thịt trắng tại các quốc gia châu Âu; nghiên cứu khả năng vận dụng tốt lợi thế của Hiệp định EVFTA hơn nữa trong thời gian tới vì còn nhiều dư địa để phát triển; kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm để giữ uy tín thương hiệu thủy sản Việt chung trong khối.
Doanh nghiệp cần có các hướng dẫn sát sao hơn từ các cơ quan có thẩm quyền và các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần bám sát tình hình kinh tế, chính trị và đại dịch Covid-19 để có những dự đoán và giải pháp thích ứng, kịp thời, linh hoạt.
* PV: Xin cảm ơn ông!