【giải primera division nữ mexico】Không đơn giản “chuyển mình” cho nông sản Việt
Chuyển đổi số: “Chìa khoá” xuất khẩu nông sản bền vững | |
Mong kiều bào tiếp tục làm "cầu nối" đưa nông sản Việt vươn cao | |
Gia tăng xuất khẩu nông sản có lợi thế trong năm 2022 |
Dây chuyền chế biến ngô ngọt xuất khẩu, công suất 4.000 tấn/năm tại nhà máy của Công ty Vifoco. Ảnh: TTXVN |
Đứng trước khó khăn, câu chuyện chuyển từ XK tiểu ngạch sang chính ngạch đối với thị trường Trung Quốc cũng như đa dạng hoá thị trường XK ngoài Trung Quốc đặt ra đầy bức thiết. Chỉ cách đây vài ngày, Bộ NN&PTNT đã họp với các bộ, ngành, DN liên quan để cùng bàn thảo, nhanh chóng tìm hướng đi thoả đáng.
Đều là những việc không thể trì hoàn, song phải thấy rằng hiện thực hoá ý tưởng không hề dễ dàng. Yếu tố tiên quyết khi muốn chuyển sang XK chính ngạch với thị trường Trung Quốc hay đẩy mạnh XK sang các thị trường “khó tính” khác là đảm bảo chất lượng hàng hoá. Nhiều DN XK nông sản sang Trung Quốc chia sẻ, DN Trung Quốc sẵn sàng trả ngay 100% tiền hàng nhưng họ đòi hỏi chất lượng sản phẩm phải tốt. DN Việt Nam phải có chuỗi liên kết, nguồn cung ổn định. Điều đó có nghĩa là, DN phải có ký kết hợp đồng liên kết với nông dân trong bao tiêu sản phẩm. Thực tế cho thấy, thị trường Trung Quốc ngày càng chuẩn hóa tiêu chuẩn hàng NK, song nhiều DN Việt lại chưa có sự sẵn sàng đáp ứng điều này.
Ở góc độ đa dạng thị trường XK, nói như ông Phan Văn Chinh, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) thì, Việt Nam có nhiều FTA nhưng vấn đề vẫn ở chỗ các DN làm sao tiếp cận, làm sao hàng hoá đáp ứng yêu cầu của các nước; cần phát triển sản phẩm XK phù hợp tiêu chuẩn, quy định thị trường.
Một số chuyên gia nông nghiệp cho rằng, không chỉ khâu sản xuất, các vấn đề khác như logistics, xây dựng, phát triển thương hiệu nông sản… cũng là yếu tố vô cùng quan trọng. Muốn vậy phải thực sự có những chính sách tổng thể, đồng bộ, thu hút được nguồn vốn của DN đầu tư vào nông nghiệp.
Nhìn thẳng vào thực tế, để thực sự “chuyển mình”, nông nghiệp Việt cần cả chiến lược, chính sách bài bản về nâng cao chất lượng nông sản; chiến lược về công nghiệp bảo quản, chế biến thực phẩm cũng như chiến lược truyền thông, quảng bá sản phẩm... Tuy nhiên, TS. Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia đánh giá, từ trước đến nay, nông nghiệp Việt Nam là lĩnh vực ít được đầu tư, chủ yếu tự bươn chải là chính. Một là nguồn lực hạn hẹp, hai là không có cách làm tốt và ba là chính sách hoặc là thiếu hoặc chưa có tầm nhìn.
Để sản xuất, XK nông sản thực sự bền vững trong tương lai, rất cần sự đồng hành, quyết liệt của cả cơ quan quản lý nhà nước lẫn cộng đồng DN. Chiến lược, chính sách phát triển phải thực chất, thực sự hỗ trợ, đồng hành với DN, đặc biệt là chính sách liên quan tới đất đai, nguồn vốn nhằm mở đường cho DN nông nghiệp phát triển. Đương nhiên, các DN cũng cần tăng tính chủ động, chấp nhận thay đổi, kiện toàn cách kinh doanh để đáp ứng tốt nhất điều kiện từ thị trường NK…
相关推荐
- Trong quý I/2025 phải hoàn thành phê duyệt Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước
- Vietnam Airlines được APEX vinh danh 'Hãng hàng không 5 sao xuất sắc'
- Chưa đến Tết, pháo hoa đã bán ngập 'chợ mạng'
- Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết 2024
- Lai Châu chú trọng nâng tầm chiến lược về nông nghiệp, nông thôn và nông dân
- Trăm nghìn người 'cháy' tài khoản khi Bitcoin phá đỉnh
- Điện lực Hà Nam đầu tư, phát triển hệ thống lưới điện cao thế đồng bộ, hiện đại
- Con gái tỷ phú Nguyễn Đăng Quang chi 600 tỷ đồng mua cổ phiếu MSN