当前位置:首页 > La liga > 【kpbd anh】Nếu những hộ nghèo đều có suy nghĩ như anh...

【kpbd anh】Nếu những hộ nghèo đều có suy nghĩ như anh...

2025-01-10 16:23:12 [Thể thao] 来源:Empire777

Báo Cà MauCuối năm 2014, anh Văn gom góp tiền dành dụm cùng với số tiền 40 triệu đồng được Nhà nước hỗ trợ cất nhà người nghèo để xây dựng căn nhà mới khang trang. Trước ngày mừng tân gia, anh đã chủ động làm đơn xin thoát nghèo.

Cuối năm 2014, anh Văn gom góp tiền dành dụm cùng với số tiền 40 triệu đồng được Nhà nước hỗ trợ cất nhà người nghèo để xây dựng căn nhà mới khang trang. Trước ngày mừng tân gia, anh đã chủ động làm đơn xin thoát nghèo.

Nhắc đến Nguyễn Thành Văn, ở ấp 4, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, không chỉ cán bộ mà nhiều lãnh đạo xã đều biết, bởi anh là gia đình chính sách lại thuộc dạng nghèo “thâm căn” nên được xã quan tâm giúp đỡ rất nhiều. Từ việc lo cất nhà người nghèo đến hỗ trợ vốn chăn nuôi… gia đình anh đều được ưu tiên.

Anh Nguyễn Thành Văn kiểm tra ao cá mới thả nuôi.

“Sự giúp đỡ tận tình của chính quyền địa phương đã tạo động lực để gia đình tôi phấn đấu vươn lên. Ấy vậy mà cũng ngót trên 20 năm bị cái nghèo đeo bám và 9 năm được thụ hưởng chính sách cho người nghèo. Cuối năm 2014, gia đình tôi mới thấy “nhẹ thở” hơn”, anh Văn bộc bạch.

Tuy là hộ nghèo nhưng xuất thân của anh Văn không phải là con nhà nghèo. Không thuộc hàng địa chủ, nhưng trước kia ở xứ này, đất đai của gia đình anh cũng “cò bay thẳng cánh”. Sau chiến tranh, gia đình anh còn hơn 120 công ở Rạch Hàng (cách nhà anh ở hiện nay vài trăm mét), thời đó trồng lúa trúng lắm. Những năm 80, Nhà nước bắt đầu quy hoạch mở lộ (tuyến tỉnh lộ Cà Mau - U Minh hiện nay), nới rộng dần, đất của anh thuộc về đất rừng do Nhà nước quản lý.

Mấy anh em của anh Văn, mỗi người được Nhà nước ưu tiên cho 7 công đất mặt tiền (cặp lộ xe), nhưng lúc này thất mùa triền miên, nên hầu hết đều cố đất và lâu ngày không có tiền chuộc nên mất luôn. Năm 1993, anh Văn lập gia đình riêng và sống với mẹ ở phần đất vườn tại ấp 4. Chỉ có 1 ha đất vườn, trừ phần thổ cư thì diện tích còn lại không đủ để sản xuất. Sau khi cưới vợ, anh phải đi làm thuê để mưu sinh. Rồi 3 đứa con lần lượt ra đời, cuộc sống vốn khó khăn lại càng thêm chật vật.

Anh Văn tâm sự, thời điểm đó anh làm thuê mỗi ngày thu nhập khoảng trên 80.000 đồng, nhưng phải nuôi 5 miệng ăn. Thế nên, vợ anh ngoài chăm sóc mẹ già, con nhỏ, còn tranh thủ chăn nuôi gia cầm để phụ kinh tế gia đình. Vì nghèo nên 2 đứa con lớn của anh vừa xong chương trình THCS phải nghỉ học để lao động phụ giúp cha mẹ.

Ngày tháng trôi qua, nhiều người cùng lao động nên anh Văn bớt gánh nặng lo âu. Ðầu năm 2014, được cho vay trên 40 triệu đồng, anh Văn mua chiếc vỏ máy composite và nhận gia công khai thác rừng tràm cho doanh nghiệp. Mỗi ngày, trừ chi phí đi lại, chi tiêu gia đình, trả công nhân công… anh còn dư được khoảng 500.000 đồng. Ngoài ra, vợ chồng anh cải tạo phần đất vườn để nuôi cá, nuôi tôm, nuôi heo. Tuy chưa đến kỳ thu hoạch, nhưng cũng hứa hẹn thêm nguồn thu nhập cho năm nay.

“Bây giờ, kinh tế gia đình tôi chưa thật sự khá giả, nhưng 2 đứa con lớn đã có gia đình riêng, thằng út cũng lớn rồi. Tôi lao động đã có dư, vợ tôi có nhiều thời gian để tăng gia sản xuất. Thế nên, gia đình tôi quyết định trả sổ hộ nghèo. Nhà nước đã giúp mình nhiều rồi, giờ cuộc sống đỡ hơn, xin nhường chế độ lại cho người khác còn đang khó khăn với mong muốn mọi người cùng nhau phấn đấu vươn lên. Bởi, nghèo không phải là cái tội, nhưng lười biếng lao động mà trông chờ sự giúp đỡ mới là có tội”, anh Văn trần tình./.

Bài và ảnh: Bảo Trâm

(责任编辑:Cúp C2)

推荐文章
热点阅读