您的当前位置:首页 > Cúp C2 > 【kqbđ việt nam】Việt Nam khởi kiện phòng vệ thương mại chưa bằng 1/10 bị kiện 正文

【kqbđ việt nam】Việt Nam khởi kiện phòng vệ thương mại chưa bằng 1/10 bị kiện

时间:2025-01-09 14:00:45 来源:网络整理 编辑:Cúp C2

核心提示

Xung đột gia tăng, Việt Nam đối mặt 160 vụ kiện phòng vệ thương mạiLo ngại gia tăng kiện chống lẩn t kqbđ việt nam

viet nam khoi kien phong ve thuong mai chua bang 110 bi kienXung đột gia tăng,ệtNamkhởikiệnphòngvệthươngmạichưabằngbịkiệkqbđ việt nam Việt Nam đối mặt 160 vụ kiện phòng vệ thương mại
viet nam khoi kien phong ve thuong mai chua bang 110 bi kienLo ngại gia tăng kiện chống lẩn tránh phòng vệ thương mại
viet nam khoi kien phong ve thuong mai chua bang 110 bi kienĐiều tra chống lẩn tránh phòng vệ thương mại: Tăng nhanh, rất phức tạp
viet nam khoi kien phong ve thuong mai chua bang 110 bi kien
Thép là mặt hàng điển hình thường xuyên phải đối diện với các vụ kiện phòng vệ thương mại. Ảnh: Phan Trâm

Theo Bộ Công Thương, thời gian qua, xu thế gia tăng điều tra, áp dụng các biện pháp bảo hộ thương mại không có dấu hiệu giảm. Trong quý I/2020, số lượng các vụ việc khởi xướng điều tra phòng vệ thương mại có xu hướng tăng so với cùng kỳ 2019.

Cụ thể, Việt Nam đã ghi nhận 2 vụ việc khởi xướng điều tra mới, 2 vụ nhận đơn nhưng chưa khởi xướng điều tra (trong khi cùng kỳ năm 2019 mới có 1 vụ việc điều tra).

Trước đó, trong năm 2019, Bộ Công Thương đã tiếp nhận và xử lý 165 vụ việc phòng vệ thương mại nước ngoài áp dụng đối với Việt Nam, bao gồm 93 vụ việc chống bán phá giá, 18 vụ việc chống trợ cấp, 21 vụ việc chống lẩn tránh thuế, 33 vụ việc tự vệ.

Các vụ việc khởi xướng điều tra với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đến từ 19 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong số đó, các nước khởi xướng điều tra nhiều nhất là Hoa Kỳ, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, EU....

Ở chiều ngược lại, Bộ Công Thương thông tin, pháp luật về phòng vệ thương mại Việt Nam đã được xây dựng cách đây 15 năm, trước khi Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Tuy nhiên, chỉ trong khoảng 5 năm gần đây Việt Nam mới thực sự chủ động sử dụng công cụ hợp pháp mà WTO và các Hiệp định thương mại tự do (FTA) cho phép này. Cụ thể, kể từ năm 2013 đến nay, Bộ Công Thương đã khởi xướng điều tra 16 vụ việc phòng vệ thương mại; trong đó có 10 vụ việc điều tra chống bán phá giá và 6 vụ việc điều tra tự vệ.

Qua đó, Bộ Công Thương đã ra quyết định áp dụng 13 biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng nhập khẩu. Các hàng hóa là đối tượng áp dụng của các biện pháp thuộc các nhóm hàng sắt thép, phân bón, chất dẻo, hàng dệt, thực phẩm. Đây hầu hết là những mặt hàng có vai trò quan trọng, là xương sống trong nền kinh tế của mỗi quốc gia.

Theo Bộ Công Thương, hiện nay tồn tại không ít vướng mắc trong ứng phó với các vụ việc hàng Việt bị khởi kiện phòng vệ thương mại.

Điển hình là thu thập số liệu, tìm hiểu về thực trạng hoạt động của ngành sản xuất trong nước nhằm phục vụ công tác điều tra phòng vệ thương mại còn khó khăn do hạn chế về thông tin và sự phối hợp của nhiều bên liên quan. Ngoài ra, cán bộ điều tra phòng vệ thương mại còn thiếu, đa số còn trẻ, kinh nghiệm chưa nhiều.

Cùng với đó, thời gian gần đây, do tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 nên quá trình điều tra các vụ việc (như việc thẩm tra tại chỗ doanh nghiệp) bị ảnh hưởng tiến độ...

Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Lê Triệu Dũng, Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) đánh giá, trong bối cảnh xu thế bảo hộ đang gia tăng, để giảm thiểu khả năng bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại cần có một chiến lược tổng thể, dài hạn trong việc phát triển chuỗi sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Bên cạnh đó, ngay cả khi Việt Nam phát triển được chuỗi sản xuất tại Việt Nam (ví dụ như đối với thép, nhôm), nếu xuất khẩu của Việt Nam sang tăng nhanh, đột biến thì ngoài biện pháp chống lẩn tránh, không loại trừ khả năng nước nhập khẩu sẽ điều tra chống bán phá giá và trợ cấp với sản phẩm của Việt Nam như đã làm trước đó với một số nước khác.

“Do đó, bên cạnh việc chú trọng phát triển theo chiều sâu (tăng giá trị gia tăng trong nước), Việt Nam cũng cần theo dõi kỹ để cánh báo sớm nếu như xuất khẩu của ta sang một số thị trường gia tăng nhanh đột biến. Để thực hiện hiệu quả việc cảnh báo này, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Công Thương và các bộ, ngành liên quan, đặc biệt là Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính)...”, ông Dũng nói.

Bộ Công Thương nhìn nhận, thời gian tới cần có cơ chế phối hợp hiệu quả hơn giữa các cơ quan liên quan trong quá trình điều tra như: Phát triển, kết nối hệ thống dữ liệu cập nhật về tình hình xuất nhập khẩu giữa Bộ Công Thương và Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính); theo dõi sát diễn biến về giá, lượng nhập khẩu của một số mặt hàng trọng điểm.

Đồng thời, duy trì liên hệ thường xuyên giữa cơ quan quản lý nhà nước và các hiệp hội ngành hàng; cần tăng cường năng lực của cán bộ điều tra, bổ sung nhân lực để đảm bảo hiệu quả của công tác điều tra....