当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【nhận định asroma】Hà Nội trong tôi: niềm tin, khát vọng được trở về vào mùa thu Hà Nội!

Các chiến sĩ Vệ quốc đoàn chiến đấu kiên cường bảo vệ từng ngôi nhà, tấc đất của Thủ đô  Ảnh: TTXVN
Các chiến sĩ Vệ quốc đoàn chiến đấu kiên cường bảo vệ từng ngôi nhà, tấc đất của Thủ đô. Ảnh: TTXVN

Đây là những câu thơ trong bài “Đất nước” được nhà thơ trẻ Nguyễn Đình Thi, sáng tác ở tuổi 24, vào cuối năm 1948 tại chiến khu Việt Bắc. Bài thơ được coi là một trường ca thu nhỏ khi vừa mang đậm chất trữ tình lại hoành tráng và lộng lẫy.

Bài thơ gợi chúng ta nhớ đến các mốc lịch sử của dân tộc vào khoảng thời gian Nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên phạm vi toàn quốc, xóa bỏ ách cai trị của đế quốc phát xít, đồng thời lật đổ chế độ phong kiến tồn tại hàng ngàn năm, lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2/9/1945) - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á.

Nhưng ngay sau đó, thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta, hòng khôi phục chế độ cai trị. Trải qua một thời gian nhân nhượng để ra sức chuẩn bị tiềm lực mọi mặt, ngày 19/12/1946, để bảo vệ nền độc lập, tự do cho đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Lời kêu gọi được coi như lời hịch non sông, kêu gọi toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đoàn kết, đứng lên chiến đấu chống thực dân Pháp xâm lược, giành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc.

Theo tiếng gọi của non sông, Nhân dân cả nước một lần nữa đứng lên đánh Pháp, rất nhiều người, trong đó có nhà thơ trẻ đã rời Thủ đô Hà Nội thân yêu để trở lại chiến khu Việt Bắc, nhưng luôn mang trong trái tim và ý trí với niềm tin "Kháng chiến trường kỳ nhất định thắng lợi".

Phút chia tay Thủ đô yêu dấu, tâm trạng nhà thơ không khỏi bồi hồi, xao xuyến… được đặc tả trong cảm giác của buổi sáng "chớm lạnh" và những phố dài "xao xác hơi may". Còn "người ra đi đầu không ngoảnh lại" và "sau lưng thềm nắng lá rơi đầy" càng khắc họa thêm những cảm xúc rưng rưng của người "ra đi đầu không ngoảnh lại"…

Chiến sĩ cảm tử Liên khu I Nguyễn Văn Thiềng ôm bom ba càng chặn chiến xa Pháp tại phố Hàng Đậu tháng 12/1946. Ảnh: TTXVN
Chiến sĩ cảm tử Liên khu I Nguyễn Văn Thiềng ôm bom ba càng chặn chiến xa Pháp tại phố Hàng Đậu tháng 12/1946. Ảnh: TTXVN

Trong cảm nhận của tôi, những câu thơ này gợi nhắc lại khoảng thời gian của lớp Nhân dân Việt Nam cùng chung trí, đồng lòng đứng lên chiến đấu chống thực dân Pháp xâm lược, quyết dành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc. Để những người con khi ra đi “đầu không ngoảnh lại” thể hiện quyết tâm làm nên một Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, trấn động địa cầu”; của“Chín năm làm một Điện Biên/ Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng”của dân tộc và cũng là mốc thời gian 9 năm trường kỳ kháng chiến của quân dân Hà Nội, với niềm tin và khát vọng, kháng chiến nhất định thắng lợi với niềm mong đợi ngày trở về!

Và ngày đó rồi cũng sẽ đến khi nhà thơ có dự cảm về một thắng lợi với tâm trạng tự tin “Mùa thu nay khác rồi!”.Một câu thơ mà làm chúng ta tự hào, tự tin biết bao khi cả non sông, đất nước với những ngày Thu ấy, sẽ mãi mãi trường tồn bởi: “Xiềng xích chúng bay không khóa được/Trời đầy chim và đất đầy hoa/Súng đạn chúng bay không bắn được/Lòng dân ta yêu nước thương nhà!Khói nhà máy cuộn trong sương núi/Kèn gọi quân văng vẳng cánh đồng/Ôm đất nước những người áo vải/Đã đứng lên thành những anh hùng”.

Vì chủ quyền của người Việt, giống nòi dân Việt, bất kể người Việt Nam, từ già đến trẻ, từ trai đến gái đều đồng lòng đứng lên đấu tranh. Để rồi, ý trí ấy cứ vang vọng trong những câu thơ hào sảng, bởi tinh thần, văn hoá của một dân tộc vốn có truyền thống bất khuất: “Nước chúng ta/Nước những người chưa bao giờ khuất”.

Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng ngày 7/5/1954, đã chấm dứt ách xâm lược của thực dân Pháp trên đất nước ta cũng như ở Lào và Campuchia. Trực tiếp dẫn đến thắng lợi của Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương, buộc nước Pháp và các nước tham dự hội nghị phải công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, trở thành một mốc son không thể nào quên của quân dân ta. Và mở đường cho ngày bộ đội trở về tiếp quản Thủ đô ngày 10/10/1954 trong vòng tay hân hoan của Nhân dân Hà Nội.

Vì vậy mỗi khi tháng Tám đến không chỉ mang theo âm hưởng, giai điệu, mùi vị, mùa sắc của mùa thu, mà còn gợi nhớ đến xúc cảm trong lòng người hòa trong niềm tự hào dân tộc từ trong sâu thẳm tâm hồn. Và những câu thơ tưởng như xưa cũ ấy sẽ giúp cho những thế hệ sau được gặp lại một mùa thu định mệnh của cả dân tộc nói chung và của Thủ đô nói riêng trong niềm hân hoan của niềm tin, khát vọng được trở về vào mùa thu Hà Nội!

Hà Nội trong tôi: sen mùa HạHà Nội trong tôi: sen mùa Hạ
Hà Nội trong tôi: hòa niềm vui chung trong ngày giải phóngHà Nội trong tôi: hòa niềm vui chung trong ngày giải phóng

分享到: