游客发表

【bongdaso com】“Móm ơi, về quê dậm hến!”

发帖时间:2025-01-09 10:55:22

Dậm hến trên Phá Tam Giang

Vẫn giọng quê đặc trưng,ómơivềquêdậmhếbongdaso com nó gọi “Móm, mi ở mô về quê đi dậm hến, ôn lại kỷ niệm hấy”. Nghe giọng là lạ, định hỏi người đang gọi cho mình là ai thì đầu dây bên kia hét lớn “Mi quên cả đứa ngày mô cũng vác bao hến lên bờ cho mi luôn à?”. Thì ra là nó...

“Mi đang ở mô đó, mi răng rồi, khỏe không?…” rồi hai đứa thao thao bất tuyệt, chẳng nhớ mình nói gì đến khi cảm nhận được độ nóng của chiếc điện thoại mới ngớ người té ra hai đứa nói chuyện gần 1 tiếng đồng hồ. Cuộc điện thoại kết thúc, nó bắt tôi hứa chắc chắn cuối tuần phải về đi dậm hến.

Hồi học cấp 2, cứ vào mỗi dịp hè, tôi cùng một vài đứa đồng trang lứa lại xách thau, bao theo mấy mệ, mấy chị đi dậm hến. Dậm hến phải canh thời điểm nước cạn, còn lúc nước lớn thì chịu. Phải công nhận mấy mệ thiệt tài, canh giờ chuẩn lắm, cứ xuống tới mép phá là y rằng nước bắt đầu xuống dần.

Dậm hến phải ra ngoài khơi mới nhiều, chứ đi gần bờ đi cả buổi chỉ bắt chừng 100 đến 200 con, bán được chục ngàn chẳng bỏ công. Mấy đứa nhóc chúng tôi thường bảo, bắt hến trong bờ chỉ giành cho mấy mệ già với mấy đứa con nít thôi, “đẳng cấp của mấy anh chị học lớp 8, lớp 9 phải ra ngoài khơi” .

Mỗi người một cách dậm, mấy đứa con gái tụi tôi chân mài bùn khi nào đụng phải gì cứng cứng thì gắp lên. Có hôm giẫm phải mảnh chai, vừa dậm vừa “sợ cá nghe mùi máu tới ăn thịt” (người lớn hay dọa)… Mấy anh con trai thích nghịch nước nên hết hụp đến lặn xuống mò. Thành quả cho những đứa chăm chỉ là những bao hến đầy nhóc. Ngâm mình dưới nước 4, 5 tiếng đồng hồ, vừa làm, vừa chơi nên chẳng có cảm giác mệt nhọc, vậy mà đến đoạn kéo bao hến vào bờ nhìn mặt ai cùng bơ phờ. Và nó - bạn tôi - là đứa luôn nhận trách nhiệm kéo theo bao hến của tôi mỗi khi sắp vào bờ và luôn là người dắt xe đạp đưa hến của hai đứa về nhà.

Giờ cái vẻ “đen hôi” ngày ấy không còn. 15 năm nơi đất khách, nó giờ thay đổi nhiều lắm. Mập lên, trắng ra và hình như cao hơn trước rất nhiều, nhưng cái điệu “ngố tàu” thì chẳng bao giờ thay đổi. Gặp tôi nách theo con gái về quê nó bảo “Móm ơi, răng mi không trắng được tẹo mô hết”, tôi cười “Đi dậm hến kiểu nớ lấy mô mà trắng…”

Không cho mẹ con tôi nghỉ ngơi sau chuyến xe khá dài về quê, nó gọi ngay mấy đứa còn ở quê “họp xóm” phân công nhiệm vụ nấu cơm chiều. Nó bảo “tau thèm ăn bữa cơm như ngày trước hay qua “ăn chực” nhà con Móm ”, rồi chạy về nhà bưng rổ hến đen, cá lóc đồng… “Mi đạo diễn, Móm hí”. Với mấy anh con trai xóm tôi, việc chẻ hến, làm cá, rửa rau phải công nhận giỏi số 1, chẳng mấy chốc cơm canh đã sẵn sàng.

Bữa cơm chiều với những món hến chẻ xào măng chua, cá lóc đồng um, thêm chén tôm chua măng vòi của chị dâu nên “bắt cơm” đến lạ. Những câu chuyện thời nảo, thời nao cũng được “kéo” về thực tại. Từ chuyện trộm mía đến chuyện thằng Bão bị ba đánh rượt khắp xóm vì tội nhác học bài, chuyện thầy Rô hay xách tai học trò….

Chiều xuống, chiếc đò nhỏ chở chúng tôi dạo một vòng quanh phá Tam Giang. “Ngứa nghề” ba anh con trai nhảy ào xuống phá, cũng la, hét chẳng khác gì ngày xưa. Dưới nắng chiều, tôi kể cho công chúa nhỏ của mình nghe về tuổi thơ, về bạn tôi, về “nghề tay trái” của mẹ ngày xưa.

Bài, ảnh: Ngọc Lan

    热门排行

    友情链接