Hơn một năm Nghị định 24 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng có hiệu lực (từ 25/5/2012),Đểngỏhaiyếuhuyệtcủathịtrườngvàkẻo nhà cái thực tế triển khai mới chủ yếu tập trung ở việc quản lý sản xuất, kinh doanh vàng miếng. Vẫn còn nhiều vấn đề phía trước cần xử lý và sẽ không kém phần phức tạp. Nhà quản lý chờ nhau? Sau hơn một năm thực hiện Nghị định 24, thị trường vàng Việt Nam đã có những thay đổi căn bản trong quản lý, chủ yếu ở mảng kinh doanh vàng miếng. Ngân hàng Nhà nước trở thành đầu mối độc quyền nhập khẩu và sản xuất vàng miếng. Mạng lưới kinh doanh và giao dịch vàng miếng trên toàn quốc đã được tổ chức lại. Hoạt động đấu thầu vàng miếng đã được tổ chức. Các ngân hàng thương mại đã tất toán xong trạng thái, vàng được đưa ra khỏi cơ cấu vốn huy động và cho vay. Thị trường vàng chuyển dần sang kinh doanh thương mại đơn thuần, hạn chế các quan hệ vay mượn và đòn bẩy từ tín dụng từng mở rộng nhiều năm trước. Tuy nhiên, vàng nữ trang, mảng gắn chặt và rộng hơn với đa số dân cư, là một yếu huyệt có ảnh hưởng lớn tới thị trường vàng nói chung, hiện vẫn chưa cho thấy một sự vào cuộc thực sự của các cơ quan quản lý. Theo Điều 21 của Nghị định 24, trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày nghị định này có hiệu lực thi hành, các tổ chức đang hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ phải thực hiện đăng ký kinh doanh lại với cơ quan đăng ký kinh doanh và hoàn tất thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ tại Ngân hàng Nhà nước; các tổ chức đang hoạt động kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ phải thực hiện đăng ký kinh doanh lại với cơ quan đăng ký kinh doanh. Đến nay, đã 17 tháng trôi qua, vẫn chưa có thông tin cập nhật cụ thể về việc triển khai cấp phép, tổ chức sản xuất, kinh doanh mua, bán vàng trang sức mỹ nghệ. Nếu như với vàng miếng, vai trò của Ngân hàng Nhà nước là độc quyền ở các khâu quan trọng cũng như bao trùm ở việc tổ chức sản xuất, quản lý mạng lưới kinh doanh và giao dịch, thì mảng nữ trang lại liên quan đến các bộ ngành chức năng khác, đặc biệt là giữa Ngân hàng Nhà nước với Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ. Vướng mắc chính hiện đang nằm ở sự phối hợp giữa các bên. Cụ thể, theo quy định tại Nghị định 24, sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ là hoạt động kinh doanh có điều kiện và phải được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép; phải tuân thủ các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và đo lường. Quy định này nhằm chuẩn hóa chất lượng vàng nữ trang, bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng. Cũng theo quy định tại nghị định này, Bộ Khoa học và Công nghệ được giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan có trách nhiệm thực hiện ban hành tiêu chuẩn chất lượng đối với vàng trang sức, mỹ nghệ; kiểm tra, thanh tra và quản lý chất lượng đối với vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường và kiểm định phương tiện đo lường của các doanh nghiệp kinh doanh vàng. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một văn bản cụ thể ban hành về tiêu chuẩn đó. Thế nên, khi chưa có các tiêu chuẩn chất lượng, việc tổ chức và kiểm tra, tiến tới đưa vàng nữ trang vào khuôn khổ để quản lý vẫn còn để ngỏ. Ở khía cạnh này, liệu có phải Ngân hàng Nhà nước đang chờ Bộ Khoa học và Công nghệ mở đường, hay ngược lại cả hai đang chờ nhau? Còn thị trường vàng nữ trang vẫn hoạt động tự phát, tự kiểm định và người dân phải biết tự bảo vệ; hay là sự hỗn độn về giá giữa các loại vàng nữ trang, vàng nhẫn kiểu ép vỉ giá ngang ngửa vàng miếng mà không phải là vàng miếng, chênh giá cỡ vài triệu đồng mà tiêu chuẩn phân biệt khó rạch ròi… Đây cũng chính là kẽ hở để vàng lậu thẩm thấu, khi cửa để vào vàng miếng SJC đã khóa chặt. Bao giờ áp thuế? Yếu huyệt thứ hai đối với thị trường vàng là các chính sách thuế liên quan. Nếu triển khai thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng…, chắc chắn thị trường sẽ có những thay đổi lớn. Theo quy định tại Nghị định 24, Bộ Tài chính được giao chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu vàng, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế thu nhập đối với hoạt động kinh doanh vàng phù hợp trong từng thời kỳ. Đã có ý kiến cho rằng: vàng cũng là hàng hóa, được tổ chức kinh doanh như các loại hàng hóa khác, nên “cũng phải” chịu thuế giá trị gia tăng; vàng là một cái rốn chôn vốn của nền kinh tế mà không đưa vào sản xuất kinh doanh, không tạo nên giá trị gia tăng và cần xem xét cả thuế tiêu thụ đặc biệt… Hiện vẫn còn những quan điểm khác nhau, nhưng có thể thấy, nếu đánh thuế sẽ giảm bớt sự hấp dẫn của vàng trong dân cư, xa hơn là để có thể hạn chế tình trạng vàng hóa, tình trạng chôn vốn vào vàng, hay hạn chế sức ảnh hưởng của vàng đối với các vấn đề tỷ giá, lãi suất, thanh khoản ngân hàng mà sau đó là ổn định kinh tế vĩ mô. Và nếu đánh thuế, tác động trực tiếp và cụ thể nhất là chênh lệch giá trong nước so với thế giới sẽ càng doãng rộng. Trong khi đó, ngày 4/10 vừa qua, Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ và các bộ ngành liên quan đề xuất đánh thuế tiêu thụ đặc biệt, với thuế suất 20%, đối với vàng. VAFI cho rằng, đánh thuế là giải pháp nhằm tăng thu cho ngân sách nhà nước; là giải pháp duy nhất chấm dứt đuợc tình trạng vàng hóa, đô la hóa; là hướng kích thích dòng vốn chảy vào ngân hàng, qua đó tạo điều kiện giảm mạnh lãi suất cho vay hỗ trợ doanh nghiệp, tạo điều kiện cho nền kinh tế phục hồi; dự trữ ngoại hối nhà nước cũng có cơ sở để tăng lên, cải thiện hình ảnh quốc gia… Theo đề xuất của VAFI, để nguời dân yên tâm thì chỉ thu thuế tiêu thụ đặc biệt với hoạt động mua vàng miếng, vàng nữ trang với thuế suất 20%, còn với hoạt động bán vàng cho Ngân hàng Nhà nước theo giá thế giới thì không phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt. Đó là một đề xuất để tham khảo. Tuy nhiên, vàng là một tài sản truyền thống trong dân cư. Chính sách thuế liên quan hẳn sẽ được Bộ Tài chính cân nhắc thận trọng, và như điểm mở tại Nghị định 24, là sự phù hợp trong từng thời kỳ./. Chính Trung |