【porto vs benfica】Tháo gỡ khó khăn về giá đặt hàng sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách
Bà Đinh Thị Nương - Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính chủ trì hội nghị. Ảnh: Gia Linh |
Bà Đinh Thị Nương - Phó Cục trưởng Cục quản lý giá Bộ Tài chính, triển khai hướng dẫn và thống nhất một số nội dung về giá đặt hàng sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách trung ương, theo Nghị định 32/2019/NĐ-CP ngày 10/04/2019 của Chính phủ.
Trong đó, nổi bật một số nội dung về hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá; nguồn kinh phí thực hiện cung ứng sản phẩm, dịch vụ công; lập dự toán kinh phí, phân bổ và giao dự toán; danh mục dịch vụ sự nghiệp công, sản phẩm, dịch vụ công ích thực hiện đặt hàng; quy trình đặt hàng; trách nhiệm của các bộ, cơ quan trung ương và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá.
Về nguồn kinh phí thực hiện cung ứng sản phẩm, dịch vụ công bao gồm: nguồn kinh phí ngân sách nhà nước chi thường xuyên (ngân sách trung ương); nguồn kinh phí được để lại chi cho hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí; nguồn thu dịch vụ sự nghiệp công theo giá dịch vụ sự nghiệp công do Nhà nước định giá; nguồn khác theo quy định của pháp luật (nếu có).
Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với các bộ, cơ quan trung ương kiểm tra việc thực hiện đặt hàng cung cấp sản phẩm, dịch vụ công thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương.
Thông qua hội nghị, các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp sẽ khắc phục những tồn tại, vướng mắc trong quá trình triển khai Nghị định 32. Đồng thời, nắm được các quy trình, quy định về giá để thực hiện tại đơn vị mình và phối hợp triển khai thống nhất với các cơ quan, đơn vị liên quan.
“Đề nghị các cơ quan được bộ, ngành giao nhiệm vụ về giá đặt hàng sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách trung ương lưu ý thực hiện đúng quy trình quy phạm pháp luật theo Nghị định 32 và nội dung đã được hướng dẫn tại buổi hội nghị” - bà Đinh Thị Nương nhấn mạnh.
Giải đáp câu hỏi thắc mắc của đại diện Vụ Kế hoạch, Tài chính - Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch về công tác định giá theo quá trình thực hiện thực tế, bà Đinh Thị Nương cho biết: “Theo quy định Nghị định 32 nếu không xác định được sản phẩm thì sẽ dựa theo khối lượng sản phẩm thực tế đã hoàn thành để thanh quyết toán trên cơ sở dự toán được giao, trong trường hợp tăng thì có thể điều chỉnh bổ sung và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc điều chỉnh. Về danh mục mặt hàng của Bộ Văn hóa có 79 danh mục thì phải phân loại ra các mặt hàng đặt hàng, đấu thầu... phải xác định phương thức phù hợp với thực tế và bám sát với các quy định trong Nghị định 32 để phân loại”. |