【kết quả nauy】Giải pháp hạn chế tình trạng khiếu nại, tố cáo sai
Thời gian qua,ảiphphạnchếtnhtrạngkhiếunạitốkết quả nauy công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đã được các cấp, ngành chức năng trên địa bàn tỉnh quan tâm thực hiện và đạt kết quả khả quan. Song, khiếu nại, tố cáo sai vẫn chiếm tỷ lệ khá cao đặt ra nhiều thách thức trong việc giải quyết hiện nay.
Một buổi tiếp công dân, giải quyết khiếu nại của Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Tiến Châu (đứng).
9 tháng đầu năm, toàn tỉnh tiếp trên 2.120 lượt công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh,… qua đó nhận 1.126 đơn khiếu nại, tố cáo. Các nội dung khiếu nại chủ yếu trong lĩnh vực hành chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại các dự án, khiếu nại việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, yêu cầu bồi thường hoặc trả lại đất do chính quyền quản lý qua các thời kỳ, tranh chấp đất đai...
Còn tính từ đầu năm 2017 đến nay, cơ quan chức năng đã tiếp nhận trên 2.431 đơn thư các loại, trong đó có 971 vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch UBND tỉnh, chủ tịch UBND cấp huyện, giám đốc các sở/giải quyết 853/971 vụ. Qua thống kê cho thấy, số lượng khiếu nại đúng chiếm 124/853 vụ (15%); khiếu nại có đúng, có sai 114/853 vụ (13%), khiếu nại sai toàn bộ 609/817 vụ.
Từ những con số trên phản ánh một thực tế rằng, tỷ lệ người dân khiếu nại sai hiện chiếm tỷ lệ khá cao (trên 72%) và điều này cho thấy nhận thức, hiểu biết pháp luật của nhiều người dân về quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại, tố cáo và vấn đề mà người dân thực hiện việc khiếu nại, tố cáo vẫn còn nhiều hạn chế.
Ông Lưu Ngọc Đông, Chánh Thanh tra tỉnh, cho biết: “Qua quá trình thụ lý và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, chúng tôi nhận thấy rằng có nhiều đơn thư nội dung không rõ ràng hoặc trình bày không đúng nội dung yêu cầu giải quyết. Đặc biệt, một số trường hợp nội dung đơn đã được các cấp, ngành giải quyết, trả lời đúng quy định pháp luật nhưng vẫn cố tình tiếp tục khiếu nại, gửi đơn đến nhiều cơ quan, nhiều cấp”.
Trên thực tế, người dân khiếu nại, tố cáo sai không chỉ gây lãng phí thời gian, tiền của, công sức mà còn tác động không nhỏ đến uy tín của tổ chức, cá nhân là đối tượng bị khiếu nại, tố cáo và của cả chính người khiếu nại, tố cáo.
Luật Khiếu nại năm 2011 quy định, đối với các vụ việc giải quyết khiếu nại lần 2, khiếu nại đến các cơ quan hành chính không được giải quyết thì người khiếu nại có quyền khởi kiện ra tòa án theo thủ tục tố tụng hành chính. Tuy nhiên, thực tế có rất ít vụ việc được khởi kiện ra tòa mà hầu hết hộ dân tiếp tục khiếu kiện lên các cơ quan nhà nước ở Trung ương, sau đó đơn thư lại được chuyển về UBND cấp tỉnh để rà soát, xem xét…
Có thể thấy, quyền khiếu nại, tố cáo của công dân đã được pháp luật quy định rõ ràng; việc công dân tham gia khiếu nại, tố cáo với nội dung đúng sẽ góp phần phòng, chống các hiện tượng tiêu cực, qua đó thúc đẩy xã hội phát triển; với khiếu nại sai, khiếu nại nhiều lần vấn đề đã được giải quyết đúng quy định có thể mang đến nhiều hệ lụy.
Trước tình trạng số vụ việc khiếu nại, tố cáo sai chiếm tỷ lệ cao, tại Hội nghị về giải quyết khiếu nại, tố cáo diễn ra cuối tháng 8 vừa qua, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Tiến Châu chỉ đạo: “Mọi khiếu nại, tố cáo phải được giải quyết kịp thời ngay từ cơ sở, theo đúng quy định của pháp luật và đảm bảo hợp lý, hợp tình trên cơ sở đối thoại, cầu thị, lắng nghe ý kiến của Nhân dân để tránh phát sinh điểm nóng”.
Chủ tịch UBND tỉnh Lê Tiến Châu nhấn mạnh như vậy bởi thực tế hiện nay một số đơn vị, địa phương cơ sở có lúc chưa chú trọng đến việc tuyên truyền, vận động, hòa giải, gặp gỡ thuyết phục người dân khi có vấn đề phát sinh, dẫn đến người dân chưa hiểu thấu đúng, sai.
Xuất phát từ thực tế trên, yêu cầu đặt ra là cần tăng cường hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật liên quan đến khiếu nại, tố cáo.
Cùng với đó, cấp ủy, chính quyền các cấp cần chú trọng củng cố đội ngũ tuyên truyền viên, hòa giải viên nhằm góp phần xây dựng mối đoàn kết trong cộng đồng dân cư, giảm tình trạng khiếu nại, tố cáo sai xuất phát từ ý đồ, động cơ xấu…
Một giải pháp mấu chốt khác là phải kiên trì đối thoại từ cơ sở đến cấp huyện, tỉnh; công khai thủ tục hành chính và kết quả giải quyết vụ việc khiếu kiện; tuyên truyền, giải thích rõ bản chất vấn đề cho người dân hiểu.
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Lê Tiến Châu, để nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, thì cấp ủy, chính quyền các địa phương phải quan tâm, sâu sát đối với công tác này, không thể giao hoàn toàn trách nhiệm giải quyết khiếu nại cho lực lượng thanh tra, tiếp công dân. Yêu cầu đó xuất phát từ thực tế tính chất các vụ việc khiếu nại, tố cáo có xu hướng ngày càng phức tạp do tác động của quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Bởi vậy, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo rất cần sự quan tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị và người dân nhằm góp phần đảm bảo an ninh trật tự, đồng thời nâng cao mức độ tín nhiệm của người dân vào sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền hiện nay.
Bài, ảnh: ĐÌNH BẢO
本文地址:http://game.marimbapop.com/news/989c298128.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。