当前位置:首页 > World Cup

【ket qua thuy si】Tìm giải pháp nâng hiệu quả công trình nước sạch nông thôn

Nước sạch tập trung

Toàn cảnh hội thảo tổ chức sáng 6/5. Ảnh: Hạnh Thảo

Các công trình nước sạch đã từng bước quản lý hiệu quả

Phát biểu khai mạc hội thảo,ìmgiảiphápnânghiệuquảcôngtrìnhnướcsạchnôngthôket qua thuy si Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Hữu Chí cho biết, trong bối cảnh ngân sách còn nhiều khó khăn, nợ công tăng lên, cùng với tình hình thời tiết diễn biến phức tạp dẫn tới tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn ở nhiều nơi như hiện nay, việc tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý, khai thác đối với CTCNSNTTT đặt ra hết sức cấp bách.

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Chí cho biết, năm 2013, Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc đã hỗ trợ Bộ Tài chính thực hiện dự án “Xây dựng chế độ quản lý, sử dụng và khai thác tài sản là CTCNSNTTT; xây dựng phần mềm quản lý CTCNSNTTT”. Bộ Tài chính cũng đã ban hành Thông tư số 54/2013/TT-BTC (TT54) quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác CTCNSNTTT và Thông tư số 149/2015/TT-BTC (TT 149) quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác phần mềm quản lý tài sản công là CTCNSNTTT.

Sau 3 năm thực hiện TT54, công tác quản lý, khai thác CTCNSNTTT dần đi vào nề nếp, góp phần huy động các nguồn lực của khu vực tư nhân cùng Nhà nước đầu tư phát triển, khai thác công trình, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống, sinh hoạt của người dân khu vực nông thôn.

Báo cáo cụ thể hơn về tình hình quản lý, sử dụng và khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn, ông La Văn Thịnh – Phó cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính cho biết: Đến nay, trong cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản là công trình cấp nước sạch cả nước đã cập nhật được thông tin ban đầu của 14.911 công trình, với tổng nguyên giá gần 19.654 tỷ đồng. Trong đó, UBND cấp xã quản lý, sử dụng 12.614 công trình; đơn vị sự nghiệp quản lý, sử dụng 1.860 công trình; doanh nghiệp quản lý, sử dụng 437 công trình.

Theo ông Thịnh, việc triển khai những quy định về quản lý, sử dụng và khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn đã đem lại nhiều kết quả tích cực, đặc biệt trong việc huy động các nguồn lực tham gia thông qua giao tài sản nhà nước bằng các hình thức thuê khai thác.

Hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu về CTCNSNTTT đã trở thành cơ sở đánh giá và đưa ra những biện pháp quản lý có hiệu quả.

Tuy nhiên, cũng theo ông Thịnh, qua nắm bắt tình hình thực tế tại địa phương, công tác lập hồ sơ báo cáo, nhất là hồ sơ liên quan đến đất đai, giá trị công trình còn khó khăn. Việc giao công trình, chuyển nhượng công trình cho đối tượng quản lý, đặc biệt là doanh nghiệp còn vướng mắc về thủ tục, giá trị tài sản chuyển giao nên mức độ huy động, nguồn lực của xã hội đầu tư vào lĩnh vực này hạn chế.

Cần có một văn bản có tính pháp lý cao hơn

Đây là ý kiến của đa số các đại biểu tham dự hội thảo khi góp ý để hoàn thiện cơ chế quản lý, khai thác.

Theo các đại biểu, sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý (sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, sở tài chính, các chủ đầu tư và trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn các tỉnh) tuy có nhưng chưa được đưa vào các quy định cụ thể, nên trách nhiệm của từng đơn vị vẫn còn lỏng lẻo.

Bên cạnh đó, việc giá nước tính thấp hơn giá thị trường lại không có địa phương nào đứng ra bù giá theo quy định, nên cũng khó có thể thu hút doanh nghiệp hay đơn vị sự nghiệp nhận khai thác. 70% các công trình hiện nay được giao về cộng đồng tự quản sau khi xây xong. Như vậy việc quản lý sẽ kém hiệu quả, công trình nhanh hỏng hóc.

Ngoài ra, việc theo dõi, hạch toán, tính khấu hao công trình chưa được quan tâm đúng mức. Các chỉ tiêu liên quan đến công suất thực tế, giá thành nước sạch, tỷ lệ hao hụt nước hầu như không có, trừ các trường hợp giao cho doanh nghiệp hoặc trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường tỉnh quản lý.

Từ phía đơn vị triển khai thực tế, ông Vũ Công Cương – Giám đốc Trung tâm nước sạch Hải Dương nêu: Việc thiết lập hồ sơ hết sức khó khăn, một phần do nguồn vốn xây dựng công trình đa dạng, chia thành nhiều giai đoạn triển khai.

Hơn nữa, các công trình phần lớn được xây dựng cách đây khá lâu, quá trình bàn giao trước đây không được quan tâm đúng mức nên đa số công trình không đủ, thất lạc hồ sơ, không có số liệu kê khai thông tin dẫn đến việc xác định giá công trình mất nhiều thời gian…

Từ các bất cập này, các đại biểu tham dự hội thảo đều nhất trí cho rằng, Bộ Tài chính cần tham mưu với Chính phủ để ban hành 1 văn bản như nghị định hoặc chỉ thị (của Chính phủ hoặc Thủ tướng) tạo cơ sở pháp lý cao hơn, giúp cho công tác quản lý, khai thác CTCNSNTTT ngày càng đi vào nề nếp để 100% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh./.

Hạnh Thảo

分享到: