【nạp cf】Việt Nam cần hàng trăm năm để làm sạch bom mìn

 人参与 | 时间:2025-01-10 19:14:36

bom

Toàn cảnh họp báo. Ảnh: Mạnh Dũng.

Nhân Ngày Thế giới phòng chống bom mìn (4/4) sắp tới,ệtNamcầnhàngtrămnămđểlàmsạchbommìnạp cf ngày 2/4/2019, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đã tổ chức họp báo thông tin về tình hình ô nhiễm bom mìn và công tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh tại Việt Nam.

Thông tin về tình hình ô nhiễm bom mìn hiện nay, ông Nguyễn Bá Hoan, Chánh Văn phòng Bộ LĐ-TB&XH cho biết, Việt Nam là một trong những quốc gia bị ô nhiễm bom mìn và chịu hậu quả của bom mìn còn sót lại nặng nề nhất trên thế giới.

Ước tính, số bom đạn còn sót lại sau chiến tranh khoảng 800.000 tấn, tổng diện tích ô nhiễm và nghi ngờ ô nhiễm khoảng 6,1 triệu ha. Số bom mìn, vật liệu chưa nổ hiện còn nằm rải rác tại 63/63 tỉnh, thành phố, trong đó tập trung nhiều nhất tại các tỉnh miền Trung.

Từ năm 1975 đến nay, bom mìn tồn sót phát nổ đã làm hơn 40.000 người bị chết, 60.000 người bị thương, trong đó phần lớn là lao động chính trong gia đình và trẻ em. Tất cả các loại bom mìn, vật nổ còn sót lại đều rất nguy hiểm và có thể gây nổ khi tác động phải trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt hoặc có thể tự nổ do những nguyên nhân về cơ học, lý học hay hoá học.

Theo ông Hoan, ngay sau khi kết thúc chiến tranh năm 1975, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã xác định việc khắc phục hậu quả bom mìn, vật liệu nổ sau chiến tranh là nhiệm vụ cấp bách và thường xuyên, lâu dài. Tuy nhiên, với thực trạng ô nhiễm bom mìn hiện tại, Việt Nam cần hàng trăm năm để làm sạch hoàn toàn bom mìn.

Trong những năm qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Quốc phòng đẩy nhanh tiến độ khắc phục hậu quả bom mìn tại những vùng đất bị ô nhiễm, tập trung những địa bàn, tỉnh, thành có diện tích ô nhiễm cao như: Quảng Trị, Quảng Nam, Bình Định, Hà Giang, Đồng bằng sông Cửu Long…

Tuy đạt được những kết quả khả quan, nhưng theo ông Hoan để làm sạch hết bom mìn sau chiến tranh, cần kinh phí hàng chục tỷ USD với thời gian kéo dài hơn 100 năm, chưa kể hàng tỷ USD cần thiết cho việc tái định cư, đảm bảo an sinh xã hội ở vùng ô nhiễm bom mìn.

“Việt Nam mong muốn trở thành quốc gia không còn tác động của bom mìn. Vấn đề đặt ra là làm sao để nâng cao năng lực và huy động nhiều nguồn lực để tăng tốc độ rà phá bom mìn, để sau vài chục năm nữa có thể giải quyết cơ bản hậu quả bom mìn sau chiến tranh. Đó là nhiệm vụ của Chính phủ, cũng như trăn trở của hơn 90 triệu người dân Việt Nam và sự quan tâm của cộng đồng quốc tế”, ông Hoan nhấn mạnh.

Trước thực tế nguồn lực để khắc phục hậu quả bom mìn còn khó khăn, ông Hoan cho rằng, Việt Nam cần tăng cường hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ, vận động thu hút tài trợ ODA, tài trợ không hoàn lại, tài trợ nhân đạo cho thực hiện chương trình./.

Mai Đan

顶: 39踩: 5672