您的当前位置:首页 > La liga > 【lịch thi đấu bóng đá quốc gia】Xuất khẩu sang Anh 正文

【lịch thi đấu bóng đá quốc gia】Xuất khẩu sang Anh

时间:2025-01-11 08:42:56 来源:网络整理 编辑:La liga

核心提示

Trao đổi thương mại Việt - Anh tăng 12,4%Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFT lịch thi đấu bóng đá quốc gia

Trao đổi thương mại Việt - Anh tăng 12,ấtkhẩlịch thi đấu bóng đá quốc gia4%

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA) chính thức có hiệu lực từ 1/5/2021. Về thương mại hàng hóa, Anh cam kết sẽ xóa bỏ 85,6% số dòng thuế cho hàng hóa của Việt Nam ngay khi hiệp định có hiệu lực (từ 1/1/2021), xóa bỏ đến 99,2% số dòng thuế từ 1/1/2027 và 0,8% số dòng thuế còn lại sẽ được hưởng hạn ngạch thuế quan (với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%). Với các cam kết này, nhiều sản phẩm thế mạnh của Việt Nam như thủy sản, dệt may, linh kiện điện tử, đồ gỗ, cà phê, gạo, hoa quả… sẽ có lợi thế khi tiếp cận thị trường Anh trong bối cảnh nhiều quốc gia chưa có FTA với Vương quốc Anh, đón đầu làn sóng chuyển dịch nhu cầu do xu thế phát triển xanh và bền vững của Vương quốc Anh.

Nhiều sản phẩm thế mạnh của Việt Nam như thủy sản có lợi thế khi tiếp cận thị trường Anh.
Nhiều sản phẩm thế mạnh của Việt Nam như thủy sản có lợi thế khi tiếp cận thị trường Anh.

Chia sẻ tại hội thảo kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Vương quốc Anh mới đây, ông Tạ Hoàng Linh - Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công thương) cho biết, hiệp định đang được thực thi một cách hết sức có hiệu quả, mang lại kết quả tích cực cho cả hai bên. Triển khai UKVFTA, quan hệ kinh tế song phương Việt Nam - Vương quốc Anh tiến triển ngày càng mạnh mẽ, với tổng thương mại hàng hóa và dịch vụ giữa hai nước tính đến cuối năm 2022 đạt khoảng 5,9 tỷ Bảng Anh (tương đương gần 7 tỷ USD), tăng 12,4% so với cùng kỳ năm 2021, bất chấp những khó khăn do Covid-19, vấn đề hậu Brexit hay tình hình địa chính trị thế giới diễn biến phức tạp.

Tuy có sự tăng trưởng đáng kể trong giao thương Việt - Anh kể từ khi UKVFTA có hiệu lực, nhưng theo ông Linh, con số này vẫn còn khiêm tốn so với tiềm năng hợp tác giữa hai nước. Cụ thể, hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Vương quốc Anh hiện nay chỉ chiếm chưa tới 1% nhu cầu nhập khẩu của thị trường Anh. Hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Anh chỉ chiếm khoảng 0,2% giá trị xuất khẩu của Anh ra thế giới. Vương quốc Anh hiện đứng thứ 16 trong gần 140 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư vào Việt Nam, mặc dù Anh là 1 trong 5 nước có đầu tư ra nước ngoài nhiều nhất thế giới.

Đẩy nhanh việc tận dụng các ưu đãi

Từ thực tế hợp tác song phương Việt Nam - Vương quốc Anh thời gian qua, ông Tạ Hoàng Linh chỉ ra rằng, còn rất nhiều dư địa hợp tác phát triển giữa hai nước. Theo đó, trong thời gian tới, cả hai nước đều hướng đến nền kinh tế xanh và thương mại xanh, nên những gì liên quan đến xanh đều có cơ hội phát triển. Các doanh nghiệp Việt Nam vì vậy sẽ phải định hướng lại sự phát triển của mình sao cho thích ứng với xu thế của thế giới và xây dựng được các yếu tố bền vững đáp ứng được yêu cầu về phát triển bền vững, để thâm nhập sâu hơn vào chuỗi cung ứng sang thị trường Anh. Anh cũng đang tiếp tục và tích cực đàm phán các hiệp định thương mại tự do với các quốc gia khác, gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Vương quốc Anh đã hoàn thành xong vòng đàm phán CPTPP với Việt Nam, vì vậy, trong thời gian tới có thể có thêm những cơ chế mới để doanh nghiệp hai bên có thể phối hợp với nhau cùng phát triển.

Nhiều mặt hàng tăng trưởng tốt khi xuất khẩu sang Anh

Trong năm 2022, nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam có sự tăng trưởng tốt khi xuất khẩu sang Anh như: cà phê (tăng 61%); đá quý, kim loại quý và sản phẩm (tăng 56%); đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận (tăng 59%); giày dép các loại (tăng 40%); hàng dệt may (tăng 36%); dây điện và dây cáp điện (tăng 30%); sản phẩm điện tử và linh kiện (tăng 28%); máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác (tăng 37%)... Ngoài ra, điện thoại các loại và linh kiện vẫn đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD.

Đồng tình với quan điểm này, ông Nguyễn Quang Vinh - Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng cho rằng, còn rất nhiều dư địa để các doanh nghiệp hai bên hợp tác phát triển. Ông lưu ý tới các cơ hội hợp tác mới từ năng lượng sạch, đặc biệt khi hai nước đang hợp tác hướng tới Chương trình chuyển dịch năng lượng công bằng (JETP). Đồng thời, nhấn mạnh tới trách nhiệm xã hội và tính bền vững trong sản xuất của các doanh nghiệp.

“Ngày xưa chúng ta cạnh tranh xúc tiến thương mại bằng giá rẻ, chất lượng cao là được. Nhưng ngày nay còn là cạnh tranh bằng những tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội bền vững, tính bền vững của doanh nghiệp và tính bền vững của nền kinh tế, xã hội và môi trường” - ông Vinh nêu quan điểm.

Đánh giá về triển vọng đầu tư, thương mại và kinh doanh giữa Việt Nam và Vương quốc Anh, ông Tạ Hoàng Linh cho biết, trong thời gian tới, triển vọng là rất lớn, nhưng điều quan trọng là các doanh nghiệp có tận dụng được hay không. Vương quốc Anh đang đàm phán các hiệp định tự do thương mại với các quốc gia khác. Rõ ràng, Việt Nam đang có lợi thế về số năm đi trước so với các đối thủ cạnh tranh khác. Nhưng lợi thế này không phải là mãi mãi, khi Anh kết thúc đàm phán với các quốc gia khác thì họ sẽ có cơ hội gia nhập thị trường Anh và được hưởng ưu đãi. “Thời gian thực chất chúng ta còn lại là rất ngắn. Hiện tại, Việt Nam đang được hưởng các ưu đãi về thuế nên chúng ta cần phải đẩy nhanh hơn nữa cơ hội tận dụng các ưu đãi này” - ông Linh nhấn mạnh.

Đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm để cạnh tranh

Phân tích tác động từ UKVFTA tới xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, bên cạnh những cơ hội hợp tác, PGS.TS Hà Văn Hội - Trưởng khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế (Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội) cũng chỉ ra những thách thức của các doanh nghiệp Việt Nam khi vào thị trường Anh.

Ông cho biết, Anh là một thị trường khá khắt khe với yêu cầu tiêu chuẩn kĩ thuật, yêu cầu chất lượng hàng nhập khẩu cao. Tiếp đó, nguy cơ về các biện pháp phòng vệ thương mại cũng là những thách thức không nhỏ đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam khi Vương quốc Anh là một thị trường có “truyền thống” sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại.

Bên cạnh đó, hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ phải cạnh tranh một cách “sòng phẳng” với các sản phẩm do doanh nghiệp Anh sản xuất cũng như các của các đối thủ cạnh tranh khác đang có mặt trên thị trường Anh. Ngoài ra, việc gián đoạn chuỗi cung ứng trong thời gian vừa qua, cùng với sự gia tăng một số các chi phí liên quan đến vận tải, giá xăng dầu, nguyên nhiên liệu sẽ làm cho giá thành hàng xuất khẩu của Việt Nam tăng lên là một thách thức đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam khi phải cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường.

Đưa ra một số gợi ý để có thể đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Anh, PGS.TS Hà Văn Hội cho rằng, về phía Nhà nước, cần có những hỗ trợ đối với các doanh nghiệp để có thể nắm bắt kịp thời những thông tin, những thay đổi, những quy định mới từ thị trường Anh để từ đó doanh nghiệp có thể thâm nhập thị trường này.

Còn đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu, cần chủ động và nỗ lực hơn trong việc nghiên cứu thị trường và đổi mới sản phẩm để đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng cao. Hàng hóa muốn thâm nhập thị trường Anh ngoài việc giá cả chất lượng như các yêu cầu về cạnh tranh nói chung thì còn phải đảm bảo ít nhất 3 vấn đề: tiêu chuẩn hóa, sức khỏe và môi trường.

“Có thể thấy, với các doanh nghiệp Việt Nam cơ hội là rất lớn, nhưng thách thức cũng không nhỏ. Để hàng hóa Việt Nam có thể phát triển bền vững ổn định lâu dài tại thị trường Anh thì cần phải có sự hỗ trợ của Nhà nước cũng như sự cố gắng tự thân của các doanh nghiệp” - PGS.TS Hà Văn Hội nhấn mạnh.