【lịch bóng đá hn】AICE sẽ hỗ trợ các DN Việt xuất khẩu sang Ý
Sự kiện nằm trong một chuỗi các hội thảo nhằm giới thiệu tới các doanh nghiệp (DN) Việt Nam về tiềm năng,ẽhỗtrợcácDNViệtxuấtkhẩusangÝlịch bóng đá hn thông tin cụ thể thị trường tiêu dùng của Ý.
Phát biểu tại hội thảo, bà Natalia Sanginiti- Phó Đại sứ phụ trách thương mại của Đại sứ quán Italia tại Việt Nam cho biết, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Ý thời gian qua đã có bước phát triển rất tốt, năm 2016 kim ngạch thương mại song phương Ý- Việt đạt hơn 4 tỷ USD.
Trong bối cảnh Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- EU (EVFTA) sắp có hiệu lực, doanh nghiệp (DN) Việt Nam nói chung và DN sản xuất nói riêng cần phải thích nghi chủ động, tiếp cận thị trường quốc tế, nâng cao năng lực để tăng tính cạnh tranh và đáp ứng được yêu cầu chất lượng khắt khe từ các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam, trong đó có khối EU.
Đối với thị trường Ý, Việt Nam hiện là nhà cung ứng lớn thứ 15 và đứng thứ 19 trong các nước xuất khẩu của Ý. Hiện tại, Việt Nam là thị trường rất được các DN Ý quan tâm do có thị trường tiêu thụ rộng lớn hơn 90 triệu dân, các ngành công nghiệp đang phát triển có nhu cầu máy móc cao, quan hệ chính trị với Ý rất tốt đẹp, đặc biệt là trong bối cảnh EVFTA sắp có hiệu lực vào năm 2018.
Theo ông David Doninotti- Tổng Thư ký AICE, Italia là nền kinh tế lớn thứ 3 châu Âu sau Anh và Đức, đồng thời cũng là nước xuất khẩu thứ 9 thế giới và nhập khẩu đứng thứ 13 thế giới. Sau những ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2009, hiện tại, nhu cầu tiêu dùng tại Ý đã dần phục hồi.
Nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng thực phẩm, nông sản của Ý là rất lớn. Với dân số hơn 60 triệu dân và là thị trường kết nối với thị trường 500 triệu dân của châu Âu rộng lớn. Vì vậy, đây là cơ hội để các DN Việt có thế thâm nhập thị trường Ý.
Tuy nhiên, khi vào thị trường Ý, có một số điều các DN Việt cần lưu ý là thuế giá trị gia tăng tại Ý rất cao, lên tới 22% ở hầu hết các sản phẩm. Đây là mức thuế tương đối cao so với mức thuế tại Việt Nam, vì vậy, các DN Việt cần tính toán kỹ giá thành của sản phẩm để xuất khẩu cho phù hợp.
Bên cạnh đó, người tiêu dùng Ý cũng như quy định của nước Ý rất khắt khe đối với bao bì, nhãn mác của sản phẩm. Ví dụ như những sản phẩm có chữ “milk” (sữa) trên bao bì phải là những sản phẩm được làm từ sữa tươi của con bò. Những thức uống ở Việt Nam gọi là sữa hoa quả sẽ không thể gọi như vậy trên bao bì khi nhập khẩu sang Ý….
Để có thể thâm nhập thị trường Ý, theo ông Michele D’Ercole - Chủ tịch Phòng Thương mại Ý (ICHAM) tại Việt Nam, trước tiên, các DN Việt phải tạo được sự tin tưởng cho đối tác vì các DN Ý thường hợp tác lâu dài.
Đồng thời, phải đảm bảo được chất lượng sản phẩm phù hợp với các tiêu chuẩn khắt khe của EU. Bởi nhiều người Ý không biết tới Việt Nam hay hàng Việt Nam vì khoảng cách địa lý giữa hai nước quá xa, vì vậy nếu hàng hóa chất lượng tốt sẽ thuyết phục được người tiêu dùng Ý, có được sự ưa chuộng cho sản phẩm đó.
Để hỗ trợ cho các DN Việt tiếp cận thị trường Ý, ông Doninotti cho biết, vào tháng 11/2017, AICE sẽ đưa các doanh nghiệp Việt Nam sang Ý, hỗ trợ các DN này xuất khẩu các mặt hàng của mình sang Ý./.
Mai Lâm