您现在的位置是:Cúp C2 >>正文
【kèo đá】Sức sống dưới tán rừng
Cúp C27人已围观
简介(CMO) Những năm gần đây, đời sống người dân dưới tán rừng tràm có bước khởi sắc do hiệu quả từ kinh ...
(CMO) Những năm gần đây, đời sống người dân dưới tán rừng tràm có bước khởi sắc do hiệu quả từ kinh tế rừng mang lại. Từ đó, người dân ý thức được vai trò, trách nhiệm trong công tác trồng và bảo vệ rừng.
Sau gần 20 năm nhận 6 ha đất rừng, gia đình ông Phan Văn Toàn, Ấp 12, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời đã trải qua 3 lần khai thác cây rừng, mang lại lợi nhuận cho gia đình gần 400 triệu đồng.
Trong căn nhà vừa xây, ông Toàn nhớ lại thời điểm mới nhận đất rừng, việc trồng rừng chưa đem lại giá trị kinh tế nên đời sống của gia đình gặp rất nhiều khó khăn, làm đủ nghề vẫn không đủ ăn. Bên cạnh đó, không có điện thắp sáng, nước sinh hoạt phải đi đổi để dùng. Các con đều học giỏi nhưng vì điều kiện gia đình quá khó khăn mà phải lần lượt nghỉ học. Đôi lúc, vì quá cơ cực mà ông có ý định bỏ đất đi nơi khác sinh sống. Nhưng như cái duyên với rừng, ông Toàn cố gắng dồn sức trồng rừng, chăm sóc. Đến kỳ khai thác, gặp lúc giá cây rừng tăng lên, thấy được giá trị cũng như lợi ích của rừng mang lại, ông Toàn có thêm động lực trồng, chăm sóc cây rừng.
Nhờ cây keo lai, không ít hộ dân thoát nghèo. |
Bà Nguyễn Thị Ngoan (vợ ông Toàn) cho biết, nhờ rừng mà giờ đây cuộc sống gia đình khấm khá hơn, tiện nghi trong nhà được sắm sửa đầy đủ. Đến nay, gia đình ông Toàn đã khai thác rừng được 3 lần; sau mỗi lần khai thác, ông đều cải tạo trồng lại 100% diện tích. Với cây tràm, từ trồng tới thu hoạch ít nhất cũng mất 7 năm nhưng chỉ đạt hơn 100 triệu đồng/ha, cây keo lai mang lại giá trị kinh tế cao hơn cây tràm truyền thống khoảng 1,5 lần.
Theo tính toán của ông Toàn, mỗi héc-ta cho sản lượng khoảng 200-250 m3 gỗ. Giá gỗ bì trước nay vẫn ổn định 1.000 đồng/kg. Các phụ phẩm cành, nhánh cũng bán được giá 700 đồng/kg. Chỉ sau 5 năm trồng keo lai, người dân có thể thu được 200 triệu đồng/ha.
Ông Vũ Văn Đỉnh, Tiểu khu 026, thuộc Ấp 13, xã Khánh Thuận có gần 30 năm gắn bó với đất rừng, phấn khởi chia sẻ: "Sự vươn lên của hàng trăm hộ dân dưới tán rừng U Minh Hạ là nhờ trồng tràm thâm canh và keo lai đã rút ngắn chu kỳ khai thác, giá trị kinh tế cao gấp 3-4 lần so với cây rừng và cách trồng quảng canh truyền thống, đặc biệt góp phần bảo vệ rừng".
Bí thư Đảng uỷ xã Khánh An Quách Văn Toản cho biết, toàn xã có 16.000 ha, với 18 ấp, trong đó 10 ấp sản xuất theo mô hình lúa - tôm, 8 ấp là rừng - lúa - cá kết hợp. Tuy nhiên, giá trị kinh tế rừng đóng góp tới 70%, còn lại 30% là nông nghiệp. Rừng sản xuất ở Khánh An hiện nay chủ yếu là cây keo lai và tràm. Muốn bảo vệ và phát triển tốt rừng, quan trọng nhất là phải đảm bảo sinh kế cho người dân. Mặc dù việc trồng rừng thâm canh đã giúp rút ngắn rất nhiều nhưng 5-7 năm vẫn là quá dài với những hộ nông dân nghèo. Do đó, trong khi chờ rừng tới chu kỳ khai thác, người dân nên chọn giải pháp lấy ngắn nuôi dài như kết hợp nuôi cá, trồng hoa màu…
Ông Toản cho biết thêm, nhờ đầu tư đồng bộ về cơ sở hạ tầng nên đời sống người dân dưới tán rừng ngày càng phát triển. Trái giác xưa nay vốn chỉ là món ăn dân quê thì giờ đây được nhiều người dân sống dưới tán rừng U Minh Hạ bán mỗi ngày thu nhập vài trăm ngàn đồng.
Chị Trần Thị Thanh Thảo, Ấp 14, xã Khánh Thuận, cho biết: "Sau giờ đi làm thuê, mỗi ngày vợ chồng tôi đều tranh thủ vào các bìa rừng, dọc theo các con kênh để hái trái giác. Mỗi ngày như vậy đều hái được từ 20-30 kg, bán được khoảng 200.000 đồng. Từ khi có các cơ sở thu mua, chế biến rượu trái giác, các thành viên trong gia đình tranh thủ đi hái trái giác về bán nên có thêm thu nhập cải thiện đời sống".
Hướng tới, Công ty Cổ phần Sản xuất Thương mại và Dịch vụ Sơn Phát sẽ phối hợp với huyện U Minh thành lập nhà máy sơ chế trái giác tại xã Nguyễn Phích. Đồng thời, hiện trên địa bàn huyện còn có Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ - Du lịch sinh thái Huỳnh Quốc Sơn cũng thu mua trái giác để sản xuất rượu với quy mô lớn.
Phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau Trần Văn Thức cho biết, đến năm 2020, trong khoảng 28.000 ha đất sản xuất tại lâm phần rừng U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau sẽ quy hoạch 50% diện tích trồng keo lai. Theo ông Thức, nguồn cung cấp keo lai tại địa phương vẫn chưa đủ nhu cầu. Bao nhiêu sản phẩm người dân làm ra đều được thương lái vùng trên xuống thu hoạch hết. Trong đó, thị trường chính là Cần Thơ, Bình Dương, Đồng Nai, về lâu dài trồng để phục vụ nhu cầu xuất khẩu. “Sở Nông nghiệp đang chỉ đạo trồng keo lai lấy gỗ lớn cho giá trị kinh tế cao hơn. Để thực hiện điều này, cần chuyển dần từ khai thác gỗ một lượt sang chặt chọn, tỉa thưa để chu kỳ khai thác keo lai dài 7-8 năm để lấy gỗ lớn. Sản phẩm gỗ keo lai chất lượng cao sẽ được tiêu thụ tại các nhà máy chế biến gỗ ghép thanh xuất khẩu”, ông Thức cho biết thêm.
Muốn quản lý, bảo vệ rừng hiệu quả, cần gắn với lợi ích sinh kế, chỉ có phát triển tiềm năng sinh kế của cộng đồng hiệu quả và ổn định thì người dân mới có trách nhiệm và cam kết tham gia quản lý, bảo vệ rừng bền vững. Thật vậy, dưới tán rừng xanh mát, nhiều nông dân bao đời sống “bám rừng” ở đất U Minh, Trần Văn Thời mỉm cười khi rừng đã và đang mang lại cho họ thu nhập đáng kể. Điển hình cho sự đổi thay này là hộ ông Thái Văn Xuân, Đỗ Văn Lập, Tiểu khu 026, vừa khai thác xong 4,7 ha rừng tràm thâm canh thu về hơn 450 triệu đồng; hộ chị Lê Thị Yến, Tiểu khu 023, Ấp 11, xã Khánh Thuận khai thác 2 vụ keo lai và 1 vụ tràm thâm canh trên diện tích gần 5 ha, thu về hơn 1 tỷ đồng./.
Trung Đỉnh
Tags:
相关文章
iPhone 8, iPhone 7S đang được đưa vào sản xuất hàng loạt
Cúp C2Hình ảnh thiết kế mô phỏng mẫu iPhone 8 theo đồn đoán. (Nguồn: 9to5mac.com)Một báo cáo của Digitimes ...
【Cúp C2】
阅读更多Chia sẻ khó khăn về thuế đối với hộ kinh doanh bị ảnh hưởng bởi dịch Covid
Cúp C2Bộ Tài chính đã có các văn bản chỉ đạo cơ quan thuế các cấp chủ động phối hợp với các cơ quan, ban n ...
【Cúp C2】
阅读更多Điểm tên 3 thị trường xuất khẩu quế lớn nhất của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2023
Cúp C2Quế Việt Nam có thể chiếm một nửa thị trường Canada Ấn Độ, Hoa Kỳ và Bangladesh là 3 thị trường xuất ...
【Cúp C2】
阅读更多
热门文章
- Thời tiết Hà Nội 11/8: Nắng gián đoạn, mưa giông bất chợt vào trưa chiều
- Ngân sách đã chi hàng chục nghìn tỷ đồng cho an sinh xã hội
- Giá gạo xuất khẩu vẫn còn dư địa tăng mạnh trong giai đoạn cuối năm nay
- Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công để duy trì đà tăng trưởng kinh tế năm 2020
- Nổ khí gas tại nhà dân ở Hà Nội, 4 người bị thương
- Giao thương doanh nghiệp Việt Nam
最新文章
-
Bình Định khởi công tuyến đường hơn 1.170 tỷ đồng
-
Hướng dẫn thanh toán giải phóng mặt bằng cao tốc Hà Nội – Hải Phòng
-
Ô tô đâm liên hoàn vào 4 xe khác trong khu đô thị ở Hà Nội
-
Triển khai ngay các biện pháp bảo hộ công dân Việt Nam tại Ai Cập
-
Vang mãi bản hùng ca Phước Long
-
Kịp thời đưa hàng dự trữ hỗ trợ người dân vùng lũ lụt
友情链接
- Lịch thi đấu bóng đá chung kết U23 Đông Nam Á 2023
- Giúp đúng người, nhân lên hiệu quả
- Phế liệu dư thừa được miễn thuế NK khi tiêu thụ vào nội địa
- Địa ốc Samland bị xử phạt do vi phạm quy định công bố thông tin liên quan tới trái phiếu
- Hóa Chất Đức Giang đặt mục tiêu lãi 3.100 tỷ đồng trong năm 2024
- Đồng hành và sẻ chia cùng đồng bào miền Bắc thân yêu
- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Cần có tư duy mới, cách làm mới cho tương lai thế giới
- Kết quả bóng đá hôm nay 29/8: Cagliari 0
- Lập lại trật tự đô thị
- Sữa Quốc tế IDP dự kiến phát hành gần 1,18 triệu cổ phiếu ESOP