Đến hẹn lại lên,ấuấnNgyVănhaccdntộcViệkashima – tokyo đồng bào các dân tộc đang sinh sống tại Hậu Giang lại có một ngày dành riêng cho họ, được tham gia các trò chơi dân gian, thưởng thức chương trình nghệ thuật đặc sắc.
Môn đẩy gậy thu hút đông đảo người xem. Ảnh: Hồng Nhung
Ấn tượng hội thao
Dù thời tiết khá oi bức, nắng rát da vẫn không làm vơi đi sự sôi nổi, quyết liệt từ người thi đấu đến cổ động viên tham gia hội thao “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam” tỉnh Hậu Giang năm nay. Mồ hôi nhễ nhại trên gương mặt, chị Danh Hai, đơn vị huyện Long Mỹ, nói: “Mệt thì có mệt, nhưng chỉ tổ chức mỗi năm một lần, nên chúng tôi ai cũng hăng hái tham gia và cố gắng thi đấu tốt. Mọi người đều đồng lòng từ lúc tập luyện, đến thi đấu, tạo sự gắn kết trong tập thể, như vậy mới thành công”.
Hội thao năm nay thu hút hơn 280 vận động viên, cùng nhau tham gia tranh tài 4 môn thi đấu là nhảy bao bố, bịt mắt đập nồi đất, kéo co và đẩy gậy. Số lượng vận động viên tăng gấp đôi so với năm 2018, minh chứng cho hiệu quả và sự lan tỏa về “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam” trong lòng mỗi người dân. Anh Nguyễn Văn Vũ, đơn vị huyện Châu Thành, cho biết: “Tôi thấy vinh dự khi mình được góp mặt tại ngày hội, có dịp giao lưu, gặp gỡ và thắt chặt tình cảm với các anh em trong toàn tỉnh. Chúng tôi dù chẳng phải vận động viên chuyên nghiệp nhưng luôn nỗ lực, thi đấu hết mình để mang về kết quả ấn tượng nhất”.
Dù là những môn thể thao quen thuộc nhưng nó đòi hỏi vận động viên phải nắm bắt được mấu chốt, kỹ thuật căn bản mới có thể giành chiến thắng dễ dàng. Để chuẩn bị cho hội thao, các địa phương đều tuyển chọn và tập dợt nguồn vận động viên; tiến hành khởi động khi chuẩn bị bước vào thi đấu; có huấn luyện viên hỗ trợ tinh thần, kỹ chiến thuật,… nên giúp không khí tại hội thao thêm rộn ràng. Anh Võ Quốc Hiệp, Trung tâm Văn hóa, Thông tin - Thể thao thị xã Ngã Bảy, nói: “Mọi người dù bận bịu công việc gia đình, nhưng khi tôi thông tin tham gia hội thao, họ đều cố gắng tranh thủ, sắp xếp thời gian. Các đơn vị chủ động chuẩn bị chu đáo lực lượng tham gia, giúp chất lượng hội thao nâng lên rõ rệt”.
Những gương mặt rạng ngời, kèm tràng pháo tay cổ vũ hân hoan, pha lẫn tiếng cười giòn giã đã làm tan đi nỗi vất vả khi thi đấu dưới nắng trưa. Những môn thể thao truyền thống đơn giản, gần gũi đã làm nên sợi dây vô hình kết nối, thắt chặt thêm tình cảm giữa các dân tộc anh em khác nhau cùng sinh sống trên quê hương Hậu Giang nghĩa tình.
Đặc sắc chương trình nghệ thuật
Các hoạt động văn hóa, thể thao hưởng ứng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam diễn ra ngày 18-4, tại huyện Châu Thành A. Đặc biệt, chương trình nghệ thuật chào mừng diễn ra lúc 18 giờ 30 phút, thu hút hàng ngàn người dân đến xem và tham gia. Chương trình nghệ thuật có sự tham gia của lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy Ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hậu Giang; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, huyện, thị, thành và hàng ngàn người dân đại diện cho các dân tộc Kinh, Hoa, Khmer cùng sinh sống trên địa bàn tỉnh. Chương trình được xây dựng công phu, với sự tham gia của học sinh các trường dân tộc nội trú, các cộng tác viên, diễn viên của hệ thống trung tâm văn hóa tỉnh thể hiện. Không chỉ thể hiện bản sắc văn hóa của từng dân tộc, mà còn thể hiện nét sinh hoạt cộng đồng rất riêng.
Dù chọn cách xây dựng chương trình nghệ thuật tổng hợp, phân công từng đơn vị đảm trách những tiết mục và tổ chức tập luyện riêng, thế nhưng, kết cấu chương trình vẫn giữ được sự logic, hòa quyện với nhau để tạo thành một chương trình chuyển tải được thông điệp mà những người thực hiện muốn gửi gắm. Các tiết mục tạo dấu ấn trong chương trình, như tiết mục ca múa dân tộc Khmer của đơn vị huyện Vị Thủy, “Sức sống lục bình” của Trung tâm Văn hóa tỉnh, “Hương sắc Tây Nguyên” của huyện Châu Thành A, “Dâng bông” của Trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh… Đặc biệt, tiết mục trình diễn thời trang các dân tộc được chọn làm tiết mục kết cho chương trình, đã mang đến cho người xem một nét đẹp rất độc đáo, thể hiện bản sắc rất riêng của từng dân tộc.
Trong khuôn viên diễn ra chương trình nghệ thuật, Ban tổ chức còn triển lãm ảnh nhiều chủ đề, về tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng an ninh của tỉnh; về đời sống cộng đồng các dân tộc đồng thời những chính sách, sự quan tâm, chăm lo của các ngành, các cấp để góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Triển lãm ảnh đã mang đến một bức tranh toàn diện, đậm nét về cuộc sống của đồng bào các dân tộc. Trong dòng chảy của sự phát triển, cùng với sự quan tâm, tạo mọi điều kiện của Đảng, chính quyền, các ngành, các cấp, họ đang ra sức vươn lên để xây dựng cuộc sống ngày một giàu mạnh, góp phần xây dựng quê hương Hậu Giang ngày càng giàu đẹp.
Phát biểu tại chương trình này, ông Đồng Văn Thanh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang, đã thông tin những thành tựu của tỉnh trong năm qua và quý I/2019 với nhiều khởi khắc. Đồng thời nhấn mạnh: Những năm qua, ở Hậu Giang, nhiều chính sách, chương trình, dự án của Trung ương và tỉnh về chăm lo cho đồng bào dân tộc được triển khai, đã từng bước chăm lo tốt về đời sống vật chất và tinh thần cho họ. Đồng bào các dân tộc đã phát huy thế mạnh, ra sức thi đua học tập, lao động, cùng góp phần làm giàu cho gia đình và cho xã hội”. |
THỦY- NHUNG