当前位置:首页 > Nhà cái uy tín

【nhà cái ta88】Chính phủ đề nghị kéo dài thời gian thanh toán mua sắm trang thiết bị y tế

chinh phu de nghi keo dai thoi gian thanh toan mua sam trang thiet bi y teChấn chỉnh những tồn tại trong phân loại trang thiết bị y tế
chinh phu de nghi keo dai thoi gian thanh toan mua sam trang thiet bi y teHầu hết trang thiết bị y tế tại Việt Nam đều phải nhập khẩu
chinh phu de nghi keo dai thoi gian thanh toan mua sam trang thiet bi y te
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ ,ínhphủđềnghịkéodàithờigianthanhtoánmuasắmtrangthiếtbịytếnhà cái ta88 thay mặt Chính phủ báo cáo xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sử dụng 20% kinh phí kết dư quỹ KCB BHYT năm 2015

Hơn 518 tỷ đồng chưa thanh toán

Tại phiên làm việc thứ 35 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sáng nay, 17/7, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ báo cáo xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sử dụng 20% kinh phí kết dư quỹ KCB BHYT năm 2015.

Theo báo cáo quyết toán quỹ BHYT của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, năm 2015 có 38 tỉnh, thành phố và Bộ Quốc phòng có kết dư quỹ KCB BHYT, tổng số là 5.838 tỷ đồng. Theo quy định tại khoản 3 Điều 35 Luật BHYT và điểm b khoản 4 Điều 6 Nghị định số 105/2014/NĐ-CP, phần 20% được để lại cho địa phương sử dụng là 1.167 tỷ đồng.

Căn cứ số kinh phí chưa sử dụng hết được sử dụng tại địa phương, Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chức năng tại địa phương xây dựng kế hoạch phân bổ và sử dụng kinh phí trình Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và báo cáo Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh. Cụ thể, hỗ trợ quỹ KCB cho người nghèo 109.043 triệu đồng.

Hỗ trợ mức đóng BHYT cho một số nhóm đối tượng phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương 294.555 triệu đồng; mua trang thiết bị y tế phù hợp với năng lực, trình độ của cán bộ y tế; mua phương tiện vận chuyển người bệnh ở tuyến huyện 763.497 triệu đồng.

Về sử dụng và thanh toán 763.497 triệu đồng mua trang thiết bị y tế, phương tiện vận chuyển người bệnh: Đã hoàn thành việc thanh toán 230.077 triệu đồng đối với các trường hợp có đủ hồ sơ, thủ tục thanh toán, thời hạn thanh toán theo quy định; còn 518.389 triệu đồng tạm thời chưa thanh toán, trong đó, trường hợp đã hoàn thành đầy đủ hồ sơ, thủ tục và tạm ứng theo giá trị hợp đồng trong thời hạn 12 tháng, nhưng thanh toán sau thời hạn 12 tháng có 8 tỉnh, thành phố (gồm: Hà Nội, Bình Dương, Cao Bằng, Đồng Nai, Lai Châu, Lạng Sơn, Long An, Quảng Ngãi); trường hợp đã hoàn thành phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu trong thời hạn 12 tháng, nhưng phê duyệt kết quả đấu thầu, tạm ứng, lắp đặt, bàn giao tài sản hoàn thành sau thời hạn 12 tháng có 2 tỉnh (Bình Phước, Tuyên Quang); trường hợp đã hoàn thành phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu trong thời hạn 12 tháng nhưng phê duyệt kết quả đấu thầu sau thời hạn 12 tháng (chưa tạm ứng, lắp đặt, bàn giao tài sản) có TP. HCM.

Đề nghị kéo dài thời gian thanh toán

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nêu rõ: Để sử dụng có hiệu quả kinh phí kết dư quỹ KCB BHYT năm 2015 mà các địa phương đã tiết kiệm được, Chính phủ báo cáo về sự cần thiết cho phép các địa phương được phép kéo dài thời gian thanh toán với nhiều lý do.

Thứ nhất, năm 2017 là năm đầu một số tỉnh, thành phố được sử dụng 20% kinh phí kết dư quỹ KCB năm 2015 theo quy định của Luật BHYT nên việc tổ chức thực hiện nguồn kinh phí này có nhiều lúng túng từ khâu rà soát, tổng hợp nhu cầu kinh phí của từng nhiệm vụ chi theo quy định của Luật BHYT, trình Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh thông qua trước khi thực hiện.

Thứ hai, việc cho phép các tỉnh, thành phố có số thu BHYT lớn hơn số chi KCB được sử dụng 20% phần kết dư để mua trang thiết bị y tế và mua phương tiện vận chuyển người bệnh ở tuyến huyện được quy định rõ tại điểm a khoản 3 Điều 35 Luật BHYT.

Thời gian thực hiện từ ngày Luật này có hiệu lực (ngày 1/1/2015) đến hết ngày 31/12/2020; từ ngày 1/1/2021, phần kinh phí chưa sử dụng hết được hạch toán toàn bộ vào quỹ dự phòng để điều tiết chung. Như vậy, việc mua trang thiết bị y tế, phương tiện vận chuyển người bệnh từ nguồn 20% kinh phí kết dư quỹ KCB BHYT tại các địa phương chỉ thực hiện trong một giai đoạn nhất định, đến hết năm 2020.

Thực tế, từ năm 2016, số thu BHYT luôn nhỏ hơn số chi KCB BHYT, số bội chi quỹ BHYT đang gia tăng do hai nguyên nhân chủ yếu. Một là thực hiện lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ KCB theo hướng tính đúng, tính đủ chi phí theo Nghị định số 85/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2012 và Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 24/2/2015 của Chính phủ.

Hai là, mức đóng BHYT theo quy định của Luật BHYT tối đa bằng 6% mức tiền lương làm căn cứ đóng BHYT nhưng mức đóng BHYT thực tế từ năm 2008 đến nay vẫn giữ nguyên là 4,5%, chưa điều chỉnh.

Theo báo cáo quyết toán thu, chi quỹ BHYT hàng năm của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, năm 2015 có 38 tỉnh, thành phố có kết dư quỹ KCB, nhưng năm 2016 chỉ có 12 tỉnh, thành phố, năm 2017 có 4 tỉnh, thành phố. Từ năm 2018 dự kiến không có tỉnh, thành phố có kết dư quỹ KCB BHYT.

Thứ ba,giá dịch vụ KCB BHYT được thực hiện theo lộ trình tính đúng, tính đủ chi phí nhằm đổi mới cơ chế tài chính y tế từ phương thức ngân sách chi trực tiếp cho cơ sở KCB sang chi hỗ trợ trực tiếp cho người tham gia BHYT được quy định tại Nghị định số 85/2012/NĐ-CP và Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ.

Trong điều kiện nguồn ngân sách đầu tư cho lĩnh vực y tế giai đoạn 2016 - 2020 còn hạn chế thì nguồn 20% kết dư quỹ KCB BHYT năm 2015 là một trong những giải pháp quan trọng để cơ sở KCB có trang thiết bị để thực hiện dịch vụ và người dân được thụ hưởng dịch vụ có chất lượng.

Việc cho phép kéo dài thời gian thanh toán số kinh phí này cũng là một giải pháp quan trọng, góp phần giảm áp lực chi ngân sách nhà nước (vì nếu không, ngân sách nhà nước hoặc cơ sở KCB sẽ phải đầu tư); đồng thời, góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu đến năm 2020 giảm ít nhất 50% tình trạng quá tải ở bệnh viện tuyến tỉnh, trung ương theo Nghị quyết số 68/2013/QH13 ngày 29/11/2013 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về BHYT, tiến tới BHYT toàn dân.

Thứ tư,trường hợp không cho phép các địa phương kéo dài thời gian thanh toán, thực hiện thu hồi số kinh phí này về quỹ dự phòng chung theo quy định của Luật BHYT, thì theo quy định tại các Điều 13, 360, 361 và 419 Bộ luật Dân sự năm 2015, các địa phương sẽ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại cho đơn vị cung cấp tài sản, bao gồm các chi phí theo giá trị tài sản nhập khẩu; chi phí về nhập khẩu hàng hóa theo quy định; các chi phí bảo quản, vận chuyển, lắp đặt, bàn giao, chạy thử; chi phí lãi tiền vay trả cho ngân hàng và các khoản chi phí phát sinh khác có liên quan theo quy định của tòa án.

Theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và Luật BHYT, nội dung chi từ nguồn ngân sách địa phương và quỹ BHYT không có nội dung chi bồi thường thiệt hại nêu trên. Mặt khác, đến thời điểm này, dự toán ngân sách địa phương năm 2019 đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định, trong đó chưa bố trí kinh phí để xử lý vấn đề này; một số địa phương ngân sách còn khó khăn, không thể cân đối được để thanh toán cho các nhà thầu.

Do đó, trường hợp không cho phép kéo dài thời gian thanh toán, các địa phương buộc phải điều chỉnh lại bố trí dự toán năm 2019 để có nguồn thanh toán, sẽ gây khó khăn, bị động cho các địa phương. Đồng thời, không đảm bảo yêu cầu gắn trách nhiệm của địa phương trong việc thực hiện chính sách BHYT, khuyến khích các cơ sở KCB, địa phương tăng cường quản lý, sử dụng quỹ BHYT tiết kiệm, minh bạch, hiệu quả.

“Trên cơ sở đề nghị của các địa phương, Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội cho phép 11 tỉnh, thành phố được kéo dài thời gian thanh toán các khoản mua sắm trang thiết bị y tế, phương tiện vận chuyển người bệnh từ nguồn 20% kết dư quỹ KCB BHYT năm 2015 đến hết ngày 30/6/2020, tổng số tiền là 518.389 triệu đồng. Sau thời điểm này, phần kinh phí chưa sử dụng hết được hạch toán vào quỹ dự phòng để điều tiết chung theo quy định của Luật BHYT”, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nói.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 35 Luật BHYT năm 2008 (được sửa đổi, bổ sung năm 2014, sau đây gọi là Luật BHYT) và khoản 4 Điều 6 Nghị định số 105/2014/NĐ-CP ngày 15/11/2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT, trường hợp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có số thu BHYT dành cho khám bệnh, chữa bệnh (KCB) lớn hơn số chi KCB trong năm, phần kinh phí chưa sử dụng hết được phân bổ và sử dụng theo lộ trình như sau: Từ ngày 1/1/2015 đến ngày 31/12/2020, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam có trách nhiệm hạch toán 80% vào quỹ dự phòng, đồng thời thông báo 20% số kinh phí dành cho KCB chưa sử dụng hết cho địa phương sử dụng.

Trong thời hạn 1 tháng, kể từ ngày Hội đồng quản lý Bảo hiểm Xã hội Việt Nam thông qua báo cáo quyết toán năm, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam phải có văn bản gửi Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh thông báo khoản 20% được sử dụng tại địa phương; đồng thời chuyển toàn bộ phần kinh phí này cho Bảo hiểm Xã hội cấp tỉnh để sử dụng theo quyết định của Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh. Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày ghi trong thông báo của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, phần kinh phí chưa sử dụng hoặc không sử dụng hết, Bảo hiểm Xã hội cấp tỉnh chịu trách nhiệm thu hồi và chuyển về Bảo hiểm Xã hội Việt Nam để nộp vào quỹ dự phòng.

Từ ngày 1/1/2021, phần kinh phí chưa sử dụng hết được hạch toán toàn bộ vào quỹ dự phòng BHYT để điều tiết chung.

分享到: