游客发表

【thứ hạng của pachuca】Sức bật mãnh liệt của GDP

发帖时间:2025-01-12 09:55:33

Lễ xuất khẩu cà phê sang châu Âu theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu.

Lễ xuất khẩu cà phê sang châu Âu theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu.

Hội nghị lần thứ 13 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII bắt đầu họp từ 5/10,ứcbậtmãnhliệtcủthứ hạng của pachuca với vấn đề đầu tiên mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nêu ra là tình hình kinh tế - xã hội năm 2020, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021.

“Đánh giá khách quan, toàn diện, sâu sắc các nguyên nhân, bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh và phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình mới” - người đứng đầu Đảng, Nhà nước nhấn mạnh điều này khi phát biểu khai mạc hội nghị.

Đã thấy chữ V

Theo Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, việc Trung ương xem xét, cho ý kiến chỉ đạo về các vấn đề này được đặt trong bối cảnh, tình hình thế giới, trong nước có nhiều biến động lớn, đột xuất, hết sức nhanh chóng, phức tạp, chưa thể dự báo hết được khi xây dựng kế hoạch phát triển năm.

Sự bùng phát, lây lan chưa rõ hồi kết của đại dịch Covid-19 đã và đang làm trầm trọng thêm xu hướng suy thoái, khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã được cảnh báo từ trước, có thể dẫn tới cuộc khủng hoảng trầm trọng nhất kể từ sau đại khủng hoảng 1929 - 1933 đến nay; ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế đã hội nhập sâu rộng của Việt Nam. Trong khi đó, năm 2020 có ý nghĩa hết sức quan trọng, là năm cuối của Kế hoạch 5 năm 2016 - 2020 và năm 2021 là năm mở đầu Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025, Chiến lược 10 năm 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Rõ ràng là tình hình rất gay cấn và Việt Nam một lần nữa chứng tỏ không chỉ điềm tĩnh vượt bão đại dịch, mà còn điềm tĩnh chèo chống nền kinh tế thoát đáy. Nếu như một tháng trước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc còn thấy phải chờ đợi một chữ V cho sự bật dậy của tăng trưởng, thì giờ đây ông đã thấy tháng 9 có sự tăng trưởng cao hơn, nền kinh tế đã đi qua đáy trong quý II và đang phục hồi theo hình chữ V.

Sự ra quân đồng loạt của cả Chính phủ trên mọi mặt trận phát triển kinh tế trong thời gian qua đã mang đến kết quả, kinh tế vĩ mô ổn định, các cân đối lớn tiếp tục được bảo đảm, tỷ giá hối đoái, dự trữ ngoại hối tiếp tục tăng nhanh. Khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng trưởng tích cực, đóng góp ngày càng nhiều vào tăng trưởng chung. Nông nghiệp, nông thôn đã phát huy vai trò bệ đỡ cho an ninh lương thực quốc gia. Đặc biệt, giải ngân vốn đầu tư công trong tháng 9 và 9 tháng năm 2020 đạt mức cao nhất trong 5 năm qua với tổng mức thực hiện 9 tháng đạt hơn 300 nghìn tỷ đồng, đã giải ngân hơn 60% kế hoạch năm.

Chưa từng thất bại

Đối đầu với đại dịch Covid-19, nhiều lần khẳng định, “không thể để nền kinh tế rơi cảnh đứt gãy, nhất là khi cả nước đang khí thế bước vào Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ráo riết yêu cầu đẩy nhanh tiến trình phục hồi kinh tế, phấn đấu đạt mức tăng trưởng năm 2020 từ 2,5 đến 3%.

Khéo co thì ấm

Ở “mặt trận” nóng bỏng nhất khi đương đầu với đại dịch Covid- 19 là ngân sách quốc gia, Việt Nam một lần nữa chứng tỏ không chỉ điềm tĩnh trong ra khỏi vòng xoáy nguy hiểm của nợ nần mà còn điềm tĩnh trong xoay sở đảm bảo không thiếu nguồn lực cho chống dịch. Trong khi thâm hụt ngân sách nhà nước dự kiến giảm sâu do tăng trưởng kinh tế thấp hơn dự kiến, giá dầu thô giảm thấp, điều chỉnh chính sách thu để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thì nhu cầu chi lớn để đáp ứng công tác phòng, chống dịch Covid-19, đảm bảo an sinh xã hội, kích cầu tiêu dùng…, Chính phủ vẫn mạnh dạn đã và sẽ tiếp tục đưa ra những gói hỗ trợ lên đến hàng trăm nghìn tỷ đồng.

“Khéo co thì ấm” - Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, bám sát tình hình diễn biến dịch bệnh tại Việt Nam và thế giới, Bộ Tài chính đã chủ động xây dựng phương án điều chỉnh thu chi ngân sách nhà nước. 4 năm qua, bội chi ngân sách và nợ công đều đạt con số “vàng”, tạo ra dư địa rất rộng để chi cho đầu tư phát triển, phòng chống dịch bệnh.

Nhìn lại cả nhiệm kỳ qua, chưa một lần nào Chính phủ thất bại trong việc đề ra và thực thi các giải pháp quyết tâm đưa GDP bật dậy. Năm 2016, năm đầu tiên của nhiệm kỳ, đốc thúc hoàn thành cho được kế hoạch tăng trưởng kinh tế, Thủ tướng ra “tối hậu thư” cho các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan chịu trách nhiệm giải trình trước Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ, Quốc hội và nhân dân nếu các chỉ tiêu thuộc ngành, lĩnh vực không đạt kế hoạch đề ra.

Năm 2017, Chính phủ tiến hành cuộc chiến sâu rộng chặt lợi ích nhóm, cắt giấy phép con, giảm chi phí cho người dân và doanh nghiệp. Rất nhanh sau đó, cụm từ “chặt, cắt, giảm” đã trở thành thương hiệu của Chính phủ nhiệm kỳ mới. Trong tất cả cuộc họp hàng tháng của Chính phủ, đều có thảo luận và chỉ đạo cụ thể rà soát, đề xuất bãi bỏ, đơn giản hóa các quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh; cải cách các quy định về quản lý chuyên ngành. Có những thời điểm chỉ trong vòng 4 tháng (từ tháng 7 đến tháng 10/2017), Thủ tướng ký ban hành 14 nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính và giấy tờ công dân.

Năm 2018, đi thẳng vào thực trạng, “có những người nhiệt huyết cải cách nhưng bị nỗi sợ rủi ro ngăn cản, có người còn do dự với cải cách vì sợ mất quyền lợi; cũng có người chờ đợi người đi trước dẫn đường, có người muốn thấy hết lối đi mới cất bước” - người đứng đầu Chính phủ kêu gọi, “phải có ý thức dân tộc, quy tụ lòng người, đoàn kết tiến bước cùng phát triển đất nước. Tất cả chúng ta đều phải có khát vọng vươn lên, từ tất cả các cấp, các ngành, lan tỏa đến cộng đồng doanh nghiệp và từng người dân”.

Thủ tướng đồng thời yêu cầu thực hiện triệt để các giải pháp đột phá về cơ chế phân cấp, phân quyền và giao trách nhiệm cho địa phương để thúc đẩy tinh thần hành động quyết liệt, sự năng động, sáng tạo trong thực thi các chủ trương, chính sách, giải pháp đã được ban hành ở trung ương.

Năm 2019, Chính phủ tuyên bố chấm dứt thời kỳ phải lựa chọn đánh đổi để phát triển, GDP phải vươn lên trong tâm thế tự tin; tăng trưởng nhanh và không dẫn đến việc phải đánh đổi bằng ổn định vĩ mô. Đây cũng là năm đạt được tăng trưởng nhanh hàng đầu khu vực cũng như trên thế giới và ở mức “chưa từng có trong lịch sử nước ta”, như đánh giá của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.

Tự lực, tự cường

Tự lực, tự cường là dấu ấn mạnh mẽ của nền kinh tế 9 tháng qua. Điều này thấy rất rõ ở khu vực doanh nghiệp, dẫu vẫn trong thời khắc chao đảo nhưng doanh nghiệp của Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng xuất khẩu lên tới trên 20%, trong đó, doanh nghiệp ngành nông nghiệp phấn đấu xuất khẩu năm 2020 đạt trên 41 tỷ USD. Bất chấp đại dịch, lần đầu tiên Việt Nam xuất siêu đạt kỷ lục 17 tỷ USD.

Tự lực, tự cường của doanh nghiệp có được trước hết là ở sự nỗ lực không mệt mỏi của lực lượng này, đi cùng với đó là sự nỗ lực không ngừng nghỉ của Chính phủ trong cải thiện môi trường kinh doanh và thực thi liên tục những ưu đãi về chế độ thuế, phí. Chỉ tính trong 9 tháng qua, Chính phủ đã miễn giảm hàng loạt thuế so với năm 2019, các mức miễn giảm đã đạt khoảng gần 70.000 tỷ đồng.

Về phí, trong thẩm quyền của mình, Bộ Tài chính đã điều chỉnh hàng loạt loại phí và lệ phí. Hầu hết các loại phí liên quan đến thị trường chứng khoán được đưa về 0% cho tới tháng 6/2021, vì thế, trong điều kiện kinh tế thế giới bất ổn, thị trường chứng khoán Việt Nam có thời điểm còn tăng điểm, làm yên lòng nhà đầu tư khi tiếp tục những kế hoạch đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.

Bộ Tài chính đang đề nghị Chính phủ duy trì các chính sách miễn giảm thuế, phí tới hết năm 2020, sau đó, theo sát diễn biến của tình hình dịch bệnh để tiếp tục đánh giá, cập nhật và có những chính sách kịp thời hỗ trợ, hoặc là mới hơn, hoặc là mạnh mẽ hơn để hỗ trợ sản xuất kinh doanh.

Đoàn Trần

    热门排行

    友情链接