当前位置:首页 > World Cup

【lich thi dau c3】“Đất lành chim đậu”

Cuộc hội ngộ của các “thủ lĩnh” doanh nghiệp nhân dịp Hội nghị xúc tiến đầu tư đang gần kề. Hẳn có không ít người băn khoăn mình được gì khi quyết định gắn bó với vùng “đất lúa” này. Câu trả lời có lẽ nằm ở sự phát triển nhanh ở các khu công nghiệp.

Gắn bó với tỉnh đã gần 3 năm,Đấtlnhchimđậlich thi dau c3 Công ty TNHH MTV Dược phẩm DHG thụ hưởng đầy đủ các chính sách ưu ái của tỉnh thuộc nhóm đặc biệt khó khăn.

Đáp ứng nhanh yêu cầu nhà đầu tư

Nằm ven Quốc lộ Nam Sông Hậu, con đường dẫn vào Khu công nghiệp Sông Hậu mênh mông trải dài dưới tán cây xanh. Nhà máy, nhà xưởng liên tiếp nhau hình thành khu vực năng động, hiện đại. Khu này được kỳ vọng là “đất lành chim đậu”, tạo nên cú hích mạnh mẽ cho một khu vực nông thôn rộng lớn phía Đông Nam của tỉnh.

Tuy mới đi vào hoạt động 3 phân xưởng từ năm 2014, nhưng mỗi tháng Công ty TNHH MTV Thuốc thú y và Chế phẩm sinh học Vemedim cho ra lò hơn 200 tấn thuốc thú y, mức tăng trưởng giữ ở khoảng 10-15%/năm. Sản xuất hơn 500 chủng loại thuốc của công ty hiện đã có mặt trên 36 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hiện công ty đang triển khai giai đoạn 2 với 3 phân xưởng, dự kiến hoạt động trong năm 2018. Ông Lưu Phước Hậu, Giám đốc Công ty TNHH MTV Thuốc thú y và Chế phẩm sinh học Vemedim, vui mừng báo tin: “Chúng tôi sẽ dời toàn bộ nhà máy ở thành phố Cần Thơ về Hậu Giang. Sở dĩ công ty có quyết định này là vì tỉnh hỗ trợ rất đắc lực cho sự phát triển chung của doanh nghiệp. Trong quá trình xây dựng, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh hỗ trợ nhiều việc như hoàn thành thủ tục xây dựng, hành chính… Rồi khi nhà máy đi vào hoạt động, lãnh đạo tỉnh thường xuyên đến thăm và tổ chức trao đổi với doanh nghiệp”.

Tập đoàn Masan là một trong những tập đoàn lớn của Việt Nam cũng tỏ ra rất tin tưởng vào môi trường đầu tư tại Hậu Giang. Vì vậy, tập đoàn đã chủ động xin bổ sung dự án Nhà máy nước mắm 100 triệu lít/năm vào tổng dự án Trung tâm công nghiệp thực phẩm Masan miền Tây tại Khu công nghiệp Sông Hậu. Dự án có quy mô nhà máy nước mắm khoảng 59.000m2, tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỉ đồng. Lý do Tập đoàn Masan chọn Hậu Giang đầu tư một tổ hợp công nghiệp gồm nhà máy bia, nhà máy thức ăn gia súc và dây chuyền nước mắm công nghiệp là vì thời gian tỉnh cho thuê đất dài hạn. Tỉnh có chính sách ưu đãi về giá thuê đất, thuế thu nhập cá nhân và thu nhập doanh nghiệp cùng với các thuận lợi về cơ sở hạ tầng cảng tại Khu công nghiệp Sông Hậu. “Một yếu tố quan trọng nữa là công ty luôn nhận được sự quan tâm hỗ trợ tích cực của địa phương trong giai đoạn đầu tư cũng như trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Sau khi cân nhắc các điều kiện ưu đãi giữa tỉnh Vĩnh Long và Hậu Giang, chúng tôi quyết định chọn Hậu Giang. Đúng như cam kết của tỉnh, dự án chỉ mất vỏn vẹn 6 tháng xây dựng là đi vào hoạt động”, ông Phạm Quang Vinh, Giám đốc Công ty TNHH MTV Masan Brewery Hậu Giang, bộc bạch. 

Tốt từ chính sách đến tinh thần cầu thị

Đại diện Tập đoàn Masan cũng cho rằng việc đầu tư vào ĐBCSL là bước chuyển hướng đầu tư lâu dài của tập đoàn. Trong tương lai, những địa điểm như Thành phố Hồ Chí Minh hay Bình Dương không còn đủ diện tích thì các nhà đầu tư lớn có ý định dịch chuyển cơ hội về các tỉnh ĐBSCL. Do vậy, Hậu Giang là một trong những lựa chọn đầu tiên của nhà đầu tư. Bởi vì nhiều chính sách ưu ái từ thuế suất, giá đất, thuế thu nhập doanh nghiệp… được vận dụng. Các yếu tố này giúp nhà đầu tư tiết giảm rất nhiều chi phí sản xuất, chưa kể là vị trí đất đai kế thừa được sức hút từ thành phố trực thuộc Trung ương. Cùng với đó, các khu, cụm công nghiệp từng bước được đầu tư kết cấu hạ tầng đồng bộ sẵn sàng phục vụ nhu cầu của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Trước khi xây nhà máy tại Khu công nghiệp Tân Phú Thạnh, Công ty TNHH MTV Dược phẩm DHG đã tìm hiểu môi trường kinh doanh ở rất nhiều tỉnh, thành, nhưng cuối cùng công ty đã chọn Hậu Giang làm điểm dừng chân. Gắn bó với tỉnh gần 3 năm, doanh nghiệp thụ hưởng đầy đủ các chính sách ưu ái của tỉnh thuộc nhóm đặc biệt khó khăn. Từ một dây chuyền sản xuất chính, giờ công ty đã mở thêm nhiều dây chuyền mới, tăng gần 3 lần tổng sản phẩm so thời điểm mới thành lập công ty. Bà Nguyễn Thị Kim Loan, Giám đốc công ty cho biết: “Công ty đã đón nhiều đoàn của tỉnh đến thăm. Cứ mỗi lần như vậy, mọi người đều có chung một câu hỏi là còn khó khăn gì không? Thật sự, công ty rất vui vì cảm thấy được chia sẻ, được quan tâm”.

“Chúng tôi cảm nhận được sự tâm huyết của tỉnh ngay từ những ngày đầu thành lập. Khi dự án Cảng biển của Vinalines Hậu Giang chuẩn bị động thổ, một số cán bộ xuống đây (Khu công nghiệp Sông Hậu - PV) ngủ tại dự án để hỗ trợ nhà đầu tư. Rồi có mấy lần họp dân giải quyết các vụ việc vướng mắc, hầu như lần nào đoàn công tác làm xong việc mới ăn cơm. Có lần đoàn cán bộ xuống họp dân tại dự án, ai cũng thủ sẵn cơm hộp cho bữa trưa. Hôm đó, đồng hồ báo hơn 12 giờ trưa, cơm hộp đã mua sẵn kiến bu đầy bên ngoài mà cuộc họp chưa xong. Thế là toàn bộ anh em trong đoàn từ lãnh đạo cho đến chuyên viên phủi bỏ kiến rồi ăn cơm ngon lành”, ông Võ Thanh Phong, Giám đốc Công ty TNHH MTV Dịch vụ Hàng hải Vinalines Hậu Giang, chia sẻ.

Sự có mặt của các nhà đầu tư cùng với những dự án lớn là minh chứng cụ thể, sinh động nhất đối với sự vào cuộc của lãnh đạo tỉnh trong thu hút đầu tư. Điều này đang tạo sức hút và sự lan tỏa lớn, mở đường cho những dự án đầu tư mới vào Hậu Giang trong tương lai.

Ông Lữ Văn Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định Hậu Giang sẽ chủ động “gõ cửa” để xúc tiến đầu tư trực tiếp đối với các nhà đầu tư lớn, có tiềm lực về tài chính, các nhà đầu tư có thương hiệu trong chuỗi giá trị quốc gia hoặc toàn cầu. Nhất là các nước có kinh nghiệm, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp như Nhật Bản, Hàn Quốc, Israel, Australia…

 

Bài, ảnh: KIM ĐIỀU

分享到: