Ông Chế Văn Nghi ngụ tổ 3,ủđộnggiảiphaacutepngagravenhthủylợitựtintrướtỷ lệ kèo trực tiếp hôm nay ấp Thanh Tâm, thị trấn Thanh Bình. Ông sống tại huyện Bù Đốp từ cuối thập niên 70 của thế kỷ trước. Khi chưa có hệ thống thủy lợi, gia đình ông chỉ canh tác được nhiều nhất 2 vụ lúa/năm. Theo ông Nghi, từ ngày có thủy lợi đến nay thì nước cung cấp cho cây lúa đầy đủ hơn, làm được 3 vụ/năm. Người dân chỉ mong ngành nông nghiệp mở thêm các con kênh nhỏ tạo thuận lợi cho nước vào những cánh đồng sâu bên trong để cùng canh tác được 3 vụ/năm.
Hệ thống thủy lợi sau thủy điện Cần Đơn tại huyện Bù Đốp - một trong những hệ thống thủy lợi đã và đang phát huy vai trò rất quan trọng trong điều tiết, phân phối nước cho ngành nông nghiệp huyện vào mỗi mùa khô
Bù Đốp là huyện nông nghiệp, với hơn 75% dân số sinh sống bằng nghề nông. Huyện hiện có hệ thống thủy lợi sau Cần Đơn với chiều dài kênh chính 18km, 12 kênh nhánh, đi qua 4 xã và thị trấn với tổng chiều dài 40km. Đây là hệ thống thủy lợi chính cung cấp nước cho hoạt động sản xuất nông nghiệp với 508 ha lúa và cây ăn trái, hơn 10 ha ao cá, đồng thời cung cấp nước sinh hoạt cho người dân địa phương.
Vườn bưởi da xanh của Hợp tác xã bưởi da xanh Global GAP Bù Đốp tại xã Tân Tiến, thiết kế tưới tiết kiệm, với 10 hồ chứa nước. Hệ thống này được xây dựng gọn trong tổng diện tích 52 ha. Theo anh Nguyễn Đức Chính, cán bộ quản lý kỹ thuật của hợp tác xã, vào cao điểm mùa khô, mỗi gốc bưởi sẽ cần khoảng 0,5m3nước; trong lúc mỗi ha của hợp tác xã có khoảng 280 cây. “Vườn bưởi được thiết kế tưới tiết kiệm nước vì thời gian mùa khô kéo dài. Ở đây, nguồn nước tự nhiên không đảm bảo để tưới cho vườn. Vì vậy, chúng tôi phụ thuộc vào lượng nước của hệ thống kênh thủy lợi rất nhiều. Để thuận lợi, chúng tôi đã khắc phục hệ thống truyền nước vào trong hồ, hệ thống dẫn từ kênh mương của thủy lợi vào sâu trong vườn bưởi và đi tới các hệ thống tưới” - anh Chính cho biết thêm.
Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bù Đốp Trần Văn Thành cho biết: Sắp tới, huyện sẽ khảo sát, khoanh vùng thường xuyên diện tích thiếu nước, hạn nghiêm trọng để có các giải pháp hỗ trợ người dân như khoan giếng nước sinh hoạt phục vụ tưới tiêu, làm kênh mương dẫn vào tận nơi, đặc biệt là tuyên truyền người dân tưới tiết kiệm.
Tại huyện Bù Đốp, ngoài hệ thống thủy lợi sau Cần Đơn, còn có các hệ thống đập K2, xã Tân Tiến; đập Tân Đông, Tân Hội, xã Tân Thành; đập M26, đập Bù Tam của các xã Phước Thiện, Hưng Phước… Tuy nhiên, Bù Đốp luôn là một trong những địa phương bị thiếu nước tưới tiêu, sinh hoạt. Và tưới tiết kiệm, tưới nhỏ giọt; phân công, chia lịch lấy nước để tránh lãng phí, tận dụng tối đa nguồn nước tưới đưa về… là những giải pháp mà ngành nông nghiệp huyện đặt ra, tuyên truyền tới người dân.
Theo ông Đặng Đình Thuần, Chủ tịch Hội đồng Công ty TNHH MTV dịch vụ Thủy lợi Bình Phước, năm 2022, tình hình hạn hán không quá căng thẳng như những năm trước, tuy nhiên không vì vậy mà công ty thủy lợi quên nhắc nhở các đơn vị sử dụng nước chủ quan, lãng phí. “Công ty đã tích đầy đủ nước cho 48 hồ chứa, sẵn sàng phục vụ mùa khô. Công ty cũng đã triển khai kế hoạch phối hợp các địa phương vét dọn các tuyến kênh mương để phục vụ người dân trong vụ đông xuân; đồng thời, xây dựng kế hoạch, lên lịch tưới cụ thể để đảm bảo nguồn nước tiết kiệm, đề phòng nắng hạn kéo dài” - ông Thuần cho biết.
Trong 48 hồ chứa do Công ty TNHH MTV dịch vụ Thủy lợi Bình Phước quản lý, hiện chỉ 3 hồ chứa có mực nước dưới tràn, thấp nhất là hồ Tà Te, thuộc huyện Lộc Ninh, dưới tràn 0,5m. Ngoài Bù Đốp, còn có huyện Lộc Ninh hay khu vực xã Đăng Hà, huyện Bù Đăng… là những địa phương thường xuyên thiếu nước sản xuất và sinh hoạt trong mùa khô.
Với sự chủ động vào cuộc của ngành thủy lợi và các địa phương trong tỉnh, mùa khô năm nay, người dân, doanh nghiệp sẽ không còn gặp nhiều khó khăn do thiếu nước canh tác, phục vụ sản xuất, kinh doanh, cũng như sinh hoạt.