Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì cuộc tọa đàm. Sáng 27/9,ínhsáchchốngdịchmởcửacầnđồngbộnhấtquábình dương đấu với tp.hcm Văn phòng Quốc hội và Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã tổ chức Tọa đàm tham vấn chuyên gia về kinh tế xã hội. Cuộc tọa đàm được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải.
Doanh nghiệp bị động khi chính sách thiếu nhất quán
Phát biểu chào mừng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải bày tỏ mong muốn có được nhiều ý kiến thẳng thắn, tâm huyết của các chuyên gia, các cơ quan đơn vị, các tổ chức quốc tế. Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, các ý kiến của tọa đàm là kênh thông tin quý giá để Quốc hội quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước về kinh tế xã hội, đồng thời những thông tin này cũng là đề xuất gợi mở cho Chính phủ xây dựng, đề xuất các chính sách dài hơi hơn cho thời gian tiếp theo.
Tại cuộc tọa đàm, các đại biểu đã nghe trình bày các tham luận và thảo luận về các nội dung Đánh giá diễn biến của thị trường tài chính, đầu tư, thương mại toàn cầu năm 2021, diễn biến mới nhất của kinh tế thế giới và đưa ra các dự báo tác động tới Việt Nam; Đánh giá tác động của đại dịch Covid-19 với kinh tế, xã hội Việt Nam, việc thực hiện Chiến lược tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19, bài học kinh nghiệm trong ban hành chính sách, các kiến nghị, giải pháp cho Việt Nam từ nay tới cuối năm và các năm tiếp theo của nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV.
Đánh giá khái quát về điều hành kinh tế xã hội năm nay, TS. Cấn Văn Lực, kinh tế trưởng của ngân hàng BIDV cho rằng, có những điểm sáng đáng lưu ý như thương mại đang tăng trưởng tốt theo đà phục hồi toàn cầu; thu hút FDI chịu nhiều rủi ro nhưng vẫn là điểm sáng tích cực; lạm phát được kiểm soát tốt ở mức khoảng 2,5 - 2,7%.
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có 3 điểm yếu nổi lên. Đó là chính sách thiếu nhất quán, giật cục, thay đổi nhanh và nhiều nên doanh nghiệp bị động. Chính sách sửa đổi chậm, gây lo lắng, đứt gãy chuỗi cung ứng ở nhiều thời điểm, nhiều địa phương. Vấn đề cải cách, hoàn thiện thể chế chậm lại, trong đó đặc biệt là thể chế cho kinh số chậm, cơ cấu lại nền kinh tế cũng đang chững lại.
Đối với dự báo tăng trưởng cả năm, TS. Cấn Văn Lực đồng tình quan điểm tăng trưởng có thể chỉ đạt 3,5 - 4%. Bước sang năm 2022, với triển vọng chúng ta kiểm soát dịch bệnh tốt, phủ rộng vắc xin thì khả năng tăng trưởng nhanh 6,5% là khả thi. Cùng với đó, lạm phát năm tới cũng sẽ tăng lên, ông lưu ý.
Chính sách đồng bộ mới có thể mở cửa, phục hồi kinh tế
Đề xuất về chính sách, TS. Cấn Văn Lực mong muốn Chính phủ sớm có khung về chương trình phục hồi thời gian tới để áp dụng thống nhất trên cả nước. Nếu không, sẽ xảy ra tình trạng mỗi địa phương làm một kiểu, không thống nhất, thiếu kết nối. Cùng với đó, tăng quy mô hỗ trợ, tập trung cho hai đối tượng là lao động tự do và thêm doanh nghiệp nhỏ và vừa, hỗ trợ trọng tâm, trọng điểm, không đại trà. Một vấn đề quan trọng nữa là tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, "không mất đồng tiền nào nhưng vô cùng cần thiết", vị chuyên gia nói.
Trình bày tham luận của nhóm nghiên cứu trường Đại học Kinh tế quốc dân, PGS.TS. Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân cũng nhấn mạnh việc cần có sự đồng bộ, nhất quán trong chính sách chống dịch cũng như phục hồi nền kinh tế.
Theo PGS.TS Nguyễn Hồng Chương, dịch bệnh là quy luật tất yếu của cuộc sống, cần có chính sách từ đầu, kể cả đào tạo đội ngũ y tế cộng đồng đủ mạnh, có nhiều kịch bản phản ứng nhanh và có nguyên tắc, chỉ tiêu và quy trình chuyển đổi trạng thái từ "phòng bệnh" sang "chữa bệnh". Ở mức độ thấp tỷ lệ lây nhiễm chưa cao kích hoạt chương trình phòng bệnh khu vực, chuyển đổi sang chữa bệnh, phát huy toàn bộ hệ thống y tế cả nhà nước và tư nhân.
Việc mở cửa cũng cần có chính sách đồng bộ, kế hoạch thống nhất, có bộ tiêu chí đánh giá đủ điều kiện và mở cửa từng bước. Linh hoạt trong phản ứng với dịch bệnh. Chính phủ và chính quyền các địa phương, thành phố một mặt phải có chính sách kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp để khôi phục lại chuỗi cung ứng trong bối cảnh "sống chung với dịch" khi người dân và người lao động đã đạt được sự miễn dịch cộng đồng. Đồng thời, có các chính sách khuyến khích doanh nghiệp hình thành chuỗi cung ứng ngắn, thay thế nguồn hàng nhằm phát huy mọi nguồn lực trong nước và nguồn tại chỗ, hạn chế sự phụ thuộc quá mức vào nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu do bị đứt gãy vì Covid-19.
Chính phủ và chính quyền các địa phương cũng phải rà soát lại toàn bộ các chính sách và biện pháp trong thời gian qua trong quản lý và điều hành nền kinh tế để sửa đổi, bổ sung kịp thời các chính sách, biện pháp cho phù hợp bối cảnh mới như chính sách thu hút lao động về trở lại sản xuất, chính sách an sinh xã hội đối với người lao động, đặc biệt là chính sách nhà ở cho lao động. Cần đưa ra giải pháp cụ thể khi ban hành nghị quyết hỗ trợ Tại tọa đàm, bàn về những bài học chính sách, TS. Võ Trí Thành nhắc lại có rất nhiều chính sách đã được "đặt lên bàn" từ cách đây 1 năm, khi đợt dịch lần thứ 4 chưa bùng phát nặng nề, nhưng đã được thực thi rất chậm. Chẳng hạn như chính sách về gói hỗ trợ lần thứ 2, về trao quyền, về ứng phó khẩn cấp, về chương trình phục hồi kinh tế… Nhưng vì nhiều lý do, việc xây dựng và triển khai chính sách bị xao lãng. "Đến lúc nước sôi lửa bỏng, chúng ta lại quay lại bàn về chính sách này, nhưng muộn còn hơn không", ông nói. Để các chính sách được triển khai nhanh hơn, TS. Võ Trí Thành cũng đề nghị khi ban hành Nghị quyết cần đưa ra giải pháp cụ thể luôn. |
Hoàng Yến |