【mu u21】Đổi mới chính sách phát triển thủy sản bền vững

时间:2025-01-25 23:01:40 来源:Empire777

Tàu cá

Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Trần Đình Luân thông tin về việc triển khai và thực hiện NĐ 67. Ảnh: Diệu Hoa

Hỗ trợ cho ngư dân hơn 900 tỷ đồng

TheĐổimớichínhsáchpháttriểnthủysảnbềnvữmu u21o ông Trần Đình Luân - Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - NN&PTNT), việc triển khai và thực hiện Nghị định 67/2014/NĐ-CP đã tạo động lực để thúc đẩy ngành thủy sản phát triển về số lượng tàu cá xa bờ, tăng sản lượng, nhằm tạo động lực khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư đóng tàu cá, trang bị hiện đại, ứng dụng công nghệ, kỹ thuật khai thác và bảo quản sản phẩm.

Kết quả, tính đến hết ngày 31/12/2017, cả nước đã có 1.030 tàu cá đi vào hoạt động (bằng 45% so với mục tiêu ban đầu); trong đó, phân theo công dụng tàu: 863 tàu khai thác, 167 tàu dịch vụ hậu cần và phân theo chất liệu: vỏ gỗ 574 chiếc, vỏ thép 358 chiếc, vật liệu mới 98 chiếc.

Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách phát triển thủy,bao gồm 4 nhóm chính sách: Đầu tư, tín dụng, bảo hiểm, thuế và một số chính sách khác. Trong quá trình thi hành, Bộ NN&PTNT tiếp tục đề xuất Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 67 tại các Nghị định: 89/2015/NĐ-CP và 17/2018/NĐ-CP để phù hợp với tình hình mới.

Cũng theo thống kê của Tổng cục Thủy sản, tính đến 30/9/2019, đã có gần 40 nghìn lượt tàu cá được hỗ trợ bảo hiểm thân tàu, ngư lưới cụ, với tổng kinh phí hỗ trợ cho ngư dân là hơn 900 tỷ đồng.

Tổng số thuyền viên được hỗ trợ bảo hiểm tai nạn thuyền viên là hơn 410 nghìn lượt thuyền viên; tổng số phí bảo hiểm hỗ trợ là 123 tỷ đồng. Cùng với đó, gần 2 nghìn thuyền viên cũng được đào tạo về vận hành, khai thác, bảo quản sản phẩm, với tổng kinh phí 7,6 tỷ đồng; 3.740 chuyến biển được hỗ trợ, với số tiền hơn 155 tỷ đồng.

Theo đánh giá của Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến, điểm tích cực của việc thực hiện nghị định là đã góp phần tăng 20% lượng tàu đánh bắt xa bờ, giảm 13% lượng tàu khai thác gần bờ, góp phần tích cực bảo vệ an ninh, chủ quyền quốc gia trên biển; ngư dân yên tâm bám biển…

Không phát triển thêm tàu mới

Tuy nhiên, phía Tổng cục Thủy sản cũng thừa nhận vẫn còn những hạn chế, tồn tại trong quá trình thực hiện NĐ 67. Cụ thể, có 21 tàu vỏ thép (chiếm 2% trong 1.030 tàu đóng mới; hoặc chiếm 5,8% trong 358 tàu sắt đóng mới) gặp sự cố; trong đó có 20 tàu bị hỏng của Bình Định (5 tàu đóng tại Công ty Đại Nguyên Dương, 15 tàu đóng tại Công ty Nam Triệu). Đến cuối năm 2017, các tàu bị hư hỏng đã hoàn thành việc sửa chữa, đi vào hoạt động bình thường; 1 tàu của Quảng Nam đóng tại Công ty Bảo Duy Đà Nẵng khi chạy thử, máy chính bị gãy trục cơ, tranh chấp pháp lý đến nay chưa xử lý xong. 55/1.030 tàu (5,2%) số tàu đóng mới không hoạt động, chủ yếu là tàu vỏ thép làm dịch vụ hậu cần, tàu lưới rê, tàu câu.

Bên cạnh đó, nhiệm vụ đầu tư phát triển hạ tầng nghề cá giai đoạn qua chưa thực hiện được, mới đầu tư được 83/125 cảng cá (đạt 66%), đầu tư 83/146 khu neo đậu, bằng 57% theo quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, tổng kinh phí đầu tư giai đoạn 1 (2011 - 2015) và giai đoạn 2 (2016 - 2020) chỉ được 7.249 tỷ đồng trên nhu cầu phê duyệt là 28.000 tỷ đồng dẫn tới các thiết chế hạ tầng cơ bản của nghề cá biển đến giờ này còn nhiều bất cập.

Ngoài ra còn những bất cập về mặt tín dụng theo NĐ 67 như thực tiễn có những chủ tàu được nhận hỗ trợ đầu tư nhưng lý do khách quan họ không đi biển được nữa, bế tắc không biết chuyển giao cho ai. Hoạt động sản xuất của một số tàu cá khó khăn, dẫn đến tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu lớn...

Trước tình hình này, tháng 2/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 17 thay thế những nội dung bất hợp lý của NĐ 67. Hiện Bộ NN&PTNT đang cùng địa phương rà soát, cuối năm nay sẽ tổng kết thi hành NĐ 67 phục vụ cho định hướng chủ trương mới.

Theo đó, Bộ NN&PTNT đã hướng dẫn các tỉnh tổng kết việc thực hiện NĐ 67, sau khi Chính phủ tổng kết rà soát, hoàn thiện các chính sách, đặc biệt những chính sách đang phát huy kết quả tốt như: Bảo hiểm cho ngư dân; bảo hiểm thân tàu, ngư lưới cụ; hỗ trợ hậu cần nghề cá... Không phát triển thêm tàu mới, trừ trường hợp đặc biệt sẽ đề xuất áp dụng phương thức hỗ trợ một lần sau đầu tư. Tính đến nay, đã có 42 tàu đóng mới theo phương thức hỗ trợ một lần sau đầu tư và các tàu đang khai thác rất hiệu quả.

Cùng với đó, Bộ NN&PTNT và các địa phương sẽ tập trung xử lý dứt điểm những tồn đọng và phát triển những ngành nghề mới để tạo kế sinh nhai như: Nuôi biển công nghiệp, tổ chức sản xuất theo chuỗi; tập trung đánh giá kỹ hiện trạng các thiết chế hạ tầng như: cảng biển, khu neo đậu, hậu cần nghề cá... để đề xuất, kiến nghị bổ sung và hoàn thiện trong giai đoạn tới.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh: "Thời gian tới cần phải hiện đại hóa đội tàu, vươn khơi bám biển ra xa, khai thác gắn với chế biến, có cả hậu cần nghề cá, vừa đảm bảo quốc phòng an ninh, khai thác hiệu quả đánh bắt, đồng thời giải quyết bảo tồn. Hiện nay mới có 11/16 khu bảo tồn được công nhận, sắp tới phải làm tiếp; như vậy vừa giảm lực lượng khai thác gần bờ, tăng cường khai thác xa bờ, đồng thời phải bảo tồn tốt, thậm chí có những khu vực nay mai phải cấp hạn ngạch khai thác theo sản lượng.Cùng với đó là tăng cường nuôi biển để chúng ta có bước chuyển tích cực, quan trọng cho ngành thủy sản tăng sản lượng, tăng giá trị, tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới"./.

"Trước một số vấn đề nảy sinh khi thực hiện NĐ 67, tại Nghị định 17/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của NĐ 67 đã quy định, thay cho ngư dân vay vốn với lãi suất ưu đãi để đóng mới, nâng cấp tàu cá bằng hỗ trợ một lần 35% giá trị của tàu. Điều này góp phần hạn chế những tồn đọng về nợ xấu, nợ quá hạn như quá trình triển khai NĐ 67. Bên cạnh đó, tiếp tục phối hợp cùng ngân hàng đôn đốc các chủ tàu được vay vốn theo NĐ 67 thực hiện trả nợ vay đúng hạn theo hợp đồng tín dụng đã ký kết; phối hợp với địa phương đánh giá lại hoạt động sản xuất của chủ tàu, trường hợp chủ tàu không đủ năng lực để hoạt động khai thác hải sản, có nhu cầu chuyển nhượng lại tàu thì thực hiện việc chuyển nhượng. Thời gian tới, Tổng cục Thủy sản cũng ban hành "Định mức kinh tế, kỹ thuật duy tu, bảo dưỡng tàu cá vỏ thép" để có căn cứ hỗ trợ kinh phí cho ngư dân duy tu, bảo dưỡng tàu..." - ông Nguyễn Văn Trung - Vụ trưởng Vụ Khai thác thủy sản, Tổng cục Thủy sản cho biết.

Diệu Hoa

推荐内容