当前位置:首页 > Cúp C2

【ket qua giai han quoc】TP.HCM: Nhiều nguồn thu giảm ảnh hưởng đến thu ngân sách

tphcm nhieu nguon thu giam anh huong den thu ngan sach

Sản xuất công nghiệp của TP.HCM tăng trưởng còn chậm so với tiềm năng. Ảnh Nguyễn Hiền

Thuế xuất nhập khẩu giảm

Theềunguồnthugiảmảnhhưởngđếnthungânsáket qua giai han quoco bà Phan Thị Thắng, trong 6 tháng đầu năm 2018, tổng thu ngân sách tại TP.HCM khoảng 183.465 tỷ đồng, đạt 48,7% dự toán và tăng 8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, thu nội địa 121.439 tỷ đồng, đạt 47,4% dự toán, tăng 11,7% so cùng kỳ; thu từ dầu thô 11.944 tỷ đồng, đạt 95,02% dự toán, tăng 38,57% so cùng kỳ. Ngoài ra, một số loại thuế như thuế Thu nhập doanh nghiệp tăng 15,25%, thuế Thu nhập cá nhân tăng 23,63%, khoản thuế, lệ phí tăng hơn 11% so với cùng kỳ…

Tuy nhiên, cũng có một số khoản thu giảm so với cùng kỳ như: Thu từ hoạt động XNK đạt 50.020 tỷ đồng, giảm 4,8% so với cùng kỳ; thuế thu từ tiền cho thuê mặt đất, mặt nước cũng giảm khoảng 13,73% so với cùng kỳ năm 2017.

Theo bà Phan Thị Thắng cho biết, nguyên nhân chính khiến số thu từ hoạt động XNK giảm do từ ngày 1/1/2018 là thời điểm bắt đầu triển khai Nghị định 116 của Chính phủ quy định về điều kiện nhập khẩu xe ô tô, đồng thời xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi nhập khẩu từ các nước ASEAN được hưởng mức thuế nhập khẩu 0%, khiến nguồn thu từ mặt hàng này giảm mạnh.

Bên cạnh đó, nguồn thu chủ lực của thành phố từ mặt hàng xăng dầu không còn duy trì như trước đây. Theo dự toán, mặt hàng xăng nhập khẩu về TP.HCM sẽ tiếp tục giảm sâu trong thời gian tới do xăng dầu sẽ nhập chủ yếu về cảng Vân Phong (Khánh Hòa) và Nghi Sơn (Thanh Hóa).

Ngoài ra, một nguyên nhân khác ảnh hưởng đến nguồn thu từ XNK là do thời gian lấy hàng ra khỏi cảng chuyển về kho của doanh nghiệp thường bị chậm vì hạ tầng giao thông quá tải và xuống cấp, chi phí giao nhận hàng cao hơn một số cảng khác nên một số doanh nghiệp chấp nhận đưa hàng về các cảng lân cận làm thủ tục sau đó mới vận chuyển về TP.HCM cũng khiến nguồn thu từ hoạt động XNK của thành phố giảm.

Sản xuất công nghiệp tăng trưởng chậm

Báo cáo tại hội nghị, ông Sử Ngọc Anh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố cho biết, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của TP.HCM trong 6 tháng đầu năm đạt khoảng 585.640 tỷ đồng, tăng 7,86% so với cùng kỳ năm trước. Cơ cấu kinh tế thành phố tiếp tục tăng dần tỉ trọng các ngành dịch vụ chất lượng cao, giá trị gia tăng lớn, có lợi thế cạnh tranh và là thế mạnh của thành phố.

Bên cạnh kết quả tăng GRDP, thành phố vẫn còn các hạn chế cần tháo gỡ như vốn đầu tư vào một số ngành quy mô lớn vẫn còn thấp, ngập nước, kẹt xe vẫn còn là áp lực rất lớn trong quản lý đô thị, vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn còn chưa đảm bảo ở nhiều nơi. Đặc biệt, chỉ số tăng trưởng công nghiệp một số ngành có nhịp chậm, chỉ tăng 7,1%, thấp hơn con số 7,51% của cùng kỳ năm ngoái.

Trước kết quả phát triển của các ngành công nghiệp, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho rằng, TP.HCM là trung tâm sản xuất công nghiệp lớn của cả nước. Tuy nhiên, nhìn lại 6 tháng đầu năm, công nghiệp giảm sút. Thành phố phải trông cậy nhiều vào 4 ngành công nghiệp chủ lực nhưng thời gian qua, 4 ngành này lại chưa có điểm nhấn, đột phá nào. Chỉ có ngành điện tử, công nghệ thông tin tăng mạnh về tốc độ, tuy nhiên quy mô lại rất thấp.

Trong 6 tháng cuối năm, ông Nguyễn Thành Phong yêu cầu yêu cầu các sở, ngành đặc biệt quan tâm đến các giải pháp thúc đẩy các ngành công nghiệp thành phố phát triển. Song song đó, chủ tịch UBND các quận, huyện phải nắm cho được trên địa bàn có những ngành gì, sản phẩm công nghiệp nào nổi bật để tập trung xây dựng, phát triển.

Theo chỉ đạo của ông Nguyễn Thành Phong, ngay trong tháng 7 này, Sở Công Thương TP.HCM phải xây dựng đề án về cơ cấu sản phẩm chủ yếu của thành phố dựa trên cơ cấu phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm. Đồng thời sẽ xem xét tổ chức cuộc gặp để nghe kiến nghị, khó khăn của các doanh nghiệp sản suất công nghiệp có số vốn từ 100 tỷ đồng trở lên… nhằm kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, xây dựng sản phẩm thương hiệu của thành phố.

分享到: