【bảng xếp hạng fa】Chuyển đổi cây trồng hiệu quả

Những định hướng phù hợp trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng thời gian qua đã đóng góp không nhỏ vào sự khởi sắc của nền kinh tế nông nghiệp huyện Phụng Hiệp.

Huyện Phụng Hiệp đã gặt hái nhiều thành quả từ quá trình chuyển đổi cây trồng.

Quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng không chỉ hình thành vùng sản xuất đa dạng,ểnđổicytrồnghiệuquảbảng xếp hạng fa mang lại diện mạo mới cho nền nông nghiệp huyện, mà còn cải thiện thu nhập, nâng cao mức sống cho người dân. Ông Phạm Văn Hỏi, sống tại ấp Thống Nhất, thị trấn Cây Dương, là một trong những hộ đã mạnh dạn chuyển đổi từ đất trồng mía kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái. Hỏi thăm mới biết cách đây gần 4 năm, cả 30 công đất của gia đình ông chỉ trồng cây mía. Có thời gian thu nhập khá bấp bênh vì giá mía sụt giảm. Có sẵn ý định chuyển sang loại cây trồng khác lợi nhuận cao hơn, cùng lúc đó được sự khuyến khích của cán bộ ngành nông nghiệp địa phương, ông Hỏi đã chuyển từ mía sang trồng cây cam sành, bưởi và xoài. Đến nay, vườn cam sành nhà ông có 3.000 gốc, bình quân thu hoạch gần 50 tấn/năm. Ông Hỏi phấn khởi cho biết: “Hiện diện tích xoài cũng đang cho trái và sẽ thu hoạch rộ trong 2 tháng tới. Tính ra, vườn cây ăn trái hàng năm mang lại thu nhập trên 300 triệu đồng nên hiện nay không phải lo lắng nhiều về vấn đề kinh tế gia đình”.

Diện tích đất của ông Hỏi nằm trong số hơn 2.000ha đất trồng mía đã được chuyển đổi sang trồng cây ăn trái của huyện. Để đạt được thành quả như trên, ngoài sự cần cù, chịu khó học hỏi, ông còn được hỗ trợ về kỹ thuật trồng trọt, xây dựng mô hình từ cán bộ kỹ thuật của địa phương. Hàng năm, ông tham gia các lớp tập huấn, phổ biến kiến thức do ngành nông nghiệp địa phương tổ chức, học hỏi thêm kỹ thuật để mang về áp dụng lên vườn cây của mình.

Giống như ông Hỏi, ông Lê Văn Phúc, ở ấp Mỹ Hiệp, xã Hòa Mỹ, cũng là người thâm niên trồng mía lâu năm. Hiện nay, 4 công đất trồng mía trước đây của ông đã được thay thế bằng 200 gốc bưởi da xanh. Ông cũng đắp liếp lên khá cao để chống ngập vào mùa lũ, một phần diện tích đất ông Phúc dựng giàn trồng mướp, hái trái bán mỗi ngày, tính ra hàng tháng cũng cho thu nhập khoảng 1 triệu đồng. Bên cạnh đó, ông còn trồng chuối và chanh trên bờ liếp để lấy ngắn nuôi dài. Những cây bưởi đến nay phát triển khá tốt nên ông Phúc kỳ vọng chúng sẽ mang lại những vụ mùa bội thu.

Theo thống kê của Phòng NN&PTNT huyện Phụng Hiệp, tính đến tháng 9-2018 diện tích trồng mía toàn huyện là 7.505ha, giảm 2.048ha so với năm 2013. Toàn bộ diện tích đã chuyển đổi sang các loại cây trồng khác, trong đó cây có múi chiếm 949ha, còn lại là rau màu và các loại cây khác. Bên cạnh đó, nhiều diện tích vườn tạp cũng chuyển đổi sang cây khác mang lợi nhuận cao hơn. Tính đến nay, diện tích vườn tạp kém hiệu quả đã chuyển đổi được 872ha.  Phòng NN&PTNT huyện còn phối hợp hỗ trợ cây giống các loại như bưởi da xanh, nhãn, cam mật, xoài… cho những hộ dân có nhu cầu chuyển đổi cây trồng trên địa bàn huyện. Ông Nguyễn Thế Tự, Phó phòng NN&PTNT huyện Phụng Hiệp, nhận định: Với định hướng phù hợp tình hình thực tế, quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở địa phương đã tạo được những thành quả đáng kể, được người dân hưởng ứng. Chủ yếu bà con chuyển đổi từ diện tích trồng mía kém hiệu quả sang các loại cây có múi, mãng cầu, xoài…

Thời gian tới, Phòng NN&PTNT huyện còn tiếp tục theo dõi và đánh giá hiệu quả chuyển đổi cây trồng trên địa bàn. Cán bộ kỹ thuật địa phương sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác hướng dẫn khoa học kỹ thuật cho nông dân chuyển đổi cây trồng, hỗ trợ người dân nâng cao chất lượng sản phẩm để thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đến thu mua. Song song đó, một nhiệm vụ quan trọng khác của ngành chức năng là đề xuất những biện pháp thu hút, kêu gọi những công ty, doanh nghiệp có tiềm năng bao tiêu sản phẩm nhằm ổn định đầu ra, để người dân yên tâm, mạnh dạn chuyển đổi.

Bài, ảnh: THIÊN TRANG

Cúp C2
上一篇:Khởi tố vụ án hai ô tô tông nhau ở Đồng Nai khiến 4 người chết
下一篇:Soi kèo góc Liverpool vs MU, 23h30 ngày 5/1