【bang xep hang duc 2】Phát triển kinh tế 5 năm: Doanh nghiệp là chủ công, kinh tế tư nhân là rường cột

Thủ tướng: Việt Nam chưa thể đứng đầu về thu nhập,áttriểnkinhtếnămDoanhnghiệplàchủcôngkinhtếtưnhânlàrườngcộbang xep hang duc 2 nhưng có thể đi đầu một số lĩnh vực
Năm 2020, Việt Nam có mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới
Yếu tố nào tác động đến tăng trưởng kinh tế giai đoạn năm 2021-2025?
Phát triển kinh tế 5 năm: Doanh nghiệp là chủ công, kinh tế tư nhân là rường cột
Giai đoạn 2016-2020, kinh tế vĩ mô của Việt Nam được giữ ổn định. Ảnh: H.Dịu

Kinh tế ổn định, xuất siêu 5 năm liên tiếp

Trước đó, khi phát biểu khai mạc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã cho rằng, 5 năm nhìn lại, Việt Nam đã thực sự tốt đẹp hơn bao giờ, tăng trưởng cao, mọi người dân được hưởng thành quả phát triển, niềm tin được củng cố…

Tạp chí The Economist tháng 8 năm 2020 đã xếp Việt Nam trong top 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất thế giới. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), với tăng trưởng kinh tế bình quân 6,8% một năm giai đoạn 2016-2019, Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia tăng trưởng cao nhất.

Theo Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, nhiệm vụ phát triển kinh tế giai đoạn 2016-2020 đã được thực hiện trong bối cảnh nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức khi tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, xung đột thương mại gia tăng, đặc biệt là đại dịch Covid-19 trên toàn cầu từ đầu năm 2020.

Tuy nhiên, thực hiện các Nghị quyết, Kết luận của Đảng, Quốc hội về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, Chính phủ đã chủ động ban hành các nghị quyết, chương trình hành động cụ thể.

Nhờ đó, theo Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, đất nước đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng như đảm bảo “mục tiêu kép” vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế.

Cụ thể, tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2016-2019 bình quân 6,8%/năm. Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh, nhưng tăng trưởng cả năm 2020 đạt 2,91% - mức tăng trưởng cao hàng đầu thế giới.

Quy mô GDP tăng khoảng 1,4 lần so với năm 2015 (theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, năm 2020 Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế đứng thứ 4 ASEAN); GDP bình quân đầu người năm 2020 ước đạt khoảng 2.750 USD.

Năng suất lao động được cải thiện rõ nét, bình quân giai đoạn 2016-2020 tăng 5,8%/năm, cao hơn giai đoạn 2011-2015 (4,3%) và vượt mục tiêu đề ra (5%).

Tăng trưởng từng bước chuyển dịch từ chiều rộng sang chiều sâu, ngày càng dựa vào khoa học, công nghệ.

Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định; chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giảm từ 18,6% năm 2011 xuống còn dưới 4% trong giai đoạn 2016-2020. Tỷ giá, thị trường ngoại hối khá ổn định; lãi suất có xu hướng giảm dần; cán cân thanh toán thặng dư; hệ số tín nhiệm quốc gia được cải thiện.

Kỷ cương, kỷ luật tài chính được tăng cường. Thu NSNN năm 2020 đạt 96% dự toán. Cơ cấu lại NSNN đạt kết quả tích cực, tỷ trọng thu nội địa tăng lên 81,6% (giai đoạn 2011-2015 là 68,7%); tỷ trọng chi đầu tư phát triển tăng lên 27-28%, tỷ trọng chi thường xuyên giảm còn 62-63%. Bội chi NSNN và nợ công được kiểm soát trong giới hạn an toàn và giảm so với giai đoạn trước.

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội so với GDP đạt khoảng 33,4%. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu năm 2020 ước đạt 543,9 tỷ USD, xuất siêu 5 năm liên tiếp (năm 2020 ước đạt 19,1 tỷ USD).

Thị trường nội địa được chú trọng; quản lý thị trường, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại được tăng cường.

Các loại thị trường được vận hành cơ bản thông suốt, bước đầu gắn kết với khu vực và quốc tế. Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội được tập trung nguồn lực đầu tư; nhiều công trình, dự án trọng điểm được khởi công… Đời sống nhân dân được nâng cao, cải cách hành chính có nhiều chuyển biến, môi trường kinh doanh được cải thiện, quốc phòng an ninh được giữ vững…

Các đại biểu tham dự Hội nghị Chính phủ với địa phương. Ảnh: VGP
Các đại biểu tham dự Hội nghị Chính phủ với địa phương. Ảnh: VGP

“Khó khăn gấp hai thì phải nỗ lực, cố gắng gấp ba”

Bên cạnh những kết quả đạt được, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cũng thẳng thắn nhìn nhận về những tồn tại, hạn chế và bất cập.

“Tăng trưởng kinh tế năm 2020 không đạt kế hoạch đề ra do tác động của đại dịch Covid-19, dẫn đến tăng trưởng bình quân 5 năm 2016-2020 không đạt mục tiêu. Khả năng chống chịu của nền kinh tế chưa thật vững chắc; năng lực cạnh tranh và tính tự chủ còn hạn chế”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Trình bày báo cáo tóm tắt kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ năm 2020 và 5 năm 2016-2020, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho biết, Chính phủ luôn quán triệt phương châm từ đầu nhiệm kỳ là: “Xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính, hành động, phục vụ Nhân dân”.

Tuy nhiên, hạn chế còn tồn tại được Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh chỉ ra là, kỷ cương, kỷ luật hành chính, đổi mới lề lối làm việc trong một số cơ quan, đơn vị chưa đáp ứng yêu cầu. Việc tổ chức thực hiện pháp luật còn chậm. Trách nhiệm của một số bộ, ngành trong phối hợp xử lý công việc chưa cao. Còn thiếu quyết liệt chưa chủ động tìm hướng đi mới, chậm phản ứng trước những vấn đề phát sinh.

Vì thế, thời gian tới, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo thống nhất quan điểm điều hành với tinh thần “khó khăn gấp hai thì phải nỗ lực, cố gắng gấp ba”, quyết tâm thực hiện "mục tiêu kép"; phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đề ra trong điều kiện “bình thường mới”.

Bên lề Hội nghị Chính phủ với các địa phương, nhận xét về dấu ấn điều hành kinh tế - xã hội 5 năm qua, TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã nhấn mạnh: “Chúng ta đã có một nhiệm kỳ vàng của những thành tựu kép”.

Theo TS. Vũ Tiến Lộc, Chính phủ đã thiết lập được nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định hơn hẳn so với các nhiệm kỳ trước đây. Nước ta đã có “của ăn của để”. Kinh tế vĩ mô ổn định đã tạo dư địa cho các chính sách tài khoá, tín dụng chủ động hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế. Nhờ đó, tổng số doanh nghiệp trong cả nước đã tăng gấp 1,5 lần chỉ trong 5 năm là kỳ tích.

Tuy nhiên, Chủ tịch VCCI cũng cho rằng, thời gian tới còn rất nhiều việc phải làm. “Việc xây dựng thể chế kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập phải là bệ đỡ và phát triển nền kinh tế số phải là đôi cánh để bay lên. Ba mũi giáp công: thể chế, nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng là các khâu đột phá. Doanh nghiệp là lực lượng chủ công. Kinh tế tư nhân là rường cột. Quốc gia khởi nghiệp là hệ sinh thái dẫn đường”, TS. Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh.

Nhận Định Bóng Đá
上一篇:Xe tải mất lái tông xe khách trên quốc lộ, nhiều người bị thương ở Bình Phước
下一篇:85% tổ chức tín dụng kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận năm 2025