【tỷ sô bóng đá】Thế nào là túi nilon thân thiện với môi trường?
Túi nilon muốn không bị đánh thuế thì nhà sản xuất phải chứng minh được nó thân thiện với môi trường, tức là nó phải phân huỷ và không để lại chất độc trong đất. Tuy nhiên, để phân biệt được việc này thì không hề đơn giản.
Theo ông Lê Quang Doanh, Chủ tịch Hiệp hội nhựa Việt Nam, hiện cả nước có trên 2.000 DN nhựa, chủ yếu là DN nhỏ, hầu hết không có phòng thí nghiệm, chỉ sản xuất lại các kiểu túi xốp mà các nước đã sản xuất, nên việc sản xuất túi thân thiện với môi trường theo tiêu chuẩn quy định thì cũng khó thực hiện ngay được.
Nhiều DN sản xuất bao bì cho rằng, việc túi nilon ảnh hưởng đến môi trường không chỉ "đánh" vào nhà sản xuất mà phải xét trên nhiều khía cạnh, trong đó có ý thức của người tiêu dùng, cách quản lí, phân loại rác tại nguồn, cũng như cách xử lí rác của đơn vị thu gom.
Ông Bùi Quang Thịnh, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần bao bì nhựa Tân Tiến cho rằng, hiện nay thói quen sử dụng túi nilon của người tiêu dùng, người bán hàng… đã thành nếp mòn, khó có thể thay đổi. Trong khi đó, việc phân loại rác tại nguồn chưa thể thực hiện được. Hiện nay, khó có thể có gia đình nào có 2-3 thùng để phân loại rác sinh hoạt trong nhà.
Đánh giá về tiêu chí túi nilon thân thiện với môi trường, theo ông Thịnh, không chỉ căn cứ vào tính năng tự tan hay tự huỷ mà phải đánh giá được chất CO2 bay vào không khí khi những túi này tự huỷ. Bên cạnh đó, các chất tan rã từ túi nilon vào môi trường không thể kiểm soát được cũng ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường.
Ngoài việc khó khăn trong việc đánh giá tiêu chí, trang thiết bị chưa đủ để sản xuất túi nilon thân thiện với môi trường, một số DN cho biết, việc xác định thẩm định túi thân thiện với môi trường hiện nay cũng còn nhiều vướng mắc vì chưa biết cơ quan nào có thẩm quyền thẩm định, thời gian thẩm định trong bao lâu, chi phí như thế nào…
Để tạo thuận lợi cho các DN Việt Nam sản xuất túi thân thiện với môi trường, Hiệp hội Nhựa Việt Nam kiến nghị các cấp lãnh đạo, muốn túi tự phân huỷ nhà sản xuất phải sử dụng phụ gia tự phân huỷ sinh học, được quốc tế công nhận. Muốn được quốc tế công nhận thì công ty sản xuất chất phụ gia đó phải tiến hành thử trên vài chất liệu khác nhau như lời cam kết với khách hàng và cộng đồng. Khi đó, nhà sản xuất túi sử dụng chất phụ gia đã được công nhận, được thử nghiệm thì không cần kiểm tra lần nữa để tránh chi phí không cần thiết, vì chi phí mỗi lần gửi hàng kiểm tra rất lớn từ 5.000 đến 7.000 USD.
Hoặc muốn kết luận túi nilon không chứa chất độc hại và không để lại chất độc hại thì DN tự gửi mẫu đến Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 kiểm tra tỷ lệ thành phần các chất độc hại, chi phí cũng không nhiều.
Hiệp hội Nhựa Việt Nam cho rằng, về lâu dài cần khoanh vùng đối tượng, có biện pháp hạn chế sử dụng túi xốp mỏng và khó phân huỷ. Từng bước tiến tới bắt buộc tất cả các loại túi xốp mỏng phải giảm về số lượng hoặc phải đều là túi tự phân huỷ sinh học đáp ứng được các tiêu chí thân thiện với môi trường. Nếu làm được điều này, ngành nhựa Việt Nam đi theo được xu thế chung của thế giới về 3R: giảm sử dụng, tái sử dụng, tái sinh túi nhựa.
Việc làm này sẽ tiết kiệm rất nhiều chi phí do chỉ dùng phụ gia cho túi nhựa mỏng tự phân huỷ, tăng cường khả năng tái sinh cho nhựa; giảm nhập khẩu nhựa nguyên sinh do tăng cường được nguồn nhựa tái sinh...
Lê Thu