您现在的位置是:Nhà cái uy tín >>正文
【kết quả croatia hôm nay】Chầu Văn Huế, hát ở đâu là phù hợp?
Nhà cái uy tín87773人已围观
简介Tiết mục dự thi tại Liên hoan hát văn, hát chầu văn toàn quốc diễn ra tại Festival Huế 2018.Ảnh: Min ...
Tiết mục dự thi tại Liên hoan hát văn,ầuVănHuếhátởđâulàphùhợkết quả croatia hôm nay hát chầu văn toàn quốc diễn ra tại Festival Huế 2018. Ảnh: Minh Hiền
Báo Thừa Thiên Huế số 836 ra ngày 28 đến 31/1/2016 trong mục “Câu chuyện văn hoá” có đăng bài Đâu chỉ dừng lại có mỗi chuyện hầu văn? của Hiền An. Theo bài báo, một nhà nghiên cứu có tên tuổi ở Huế đã không đồng ý việc đưa hát hầu văn Huế (còn gọi là chầu văn) vào chốn cung đình, cụ thể là các buổi dạ yến tiệc, cơm cung đình. Nhà nghiên cứu nọ còn nhấn mạnh: “Các hoạt động lễ nghi trang trọng càng không nên, bởi âm hưởng diễn xướng của hầu văn rộn ràng hơi thiếu nghiêm túc, ít phù hợp”. Lý do mà nhà nghiên cứu đưa ra để “cấm cản” hầu văn là do loại hình này “gắn với văn hoá tâm linh, thường được diễn tại miếu điện”. Cũng trên Báo Thừa Thiên Huế số 940 Cuối tuần ra ngày 25 đến 28/1/2018, tác giả Hiền An lại tiếp tục nêu vấn đề hát chầu văn Huế trong không gian nào là phù hợp.
Chúng tôi xin góp ý kiến về vấn đề Báo Thừa Thiên Huế đã nêu.
Chúng ta biết tục thờ mẫu (mẹ) là một nghi thức giàu tính nhân văn và độc đáo của người Việt Nam. Hầu văn Huế nói riêng và cả nước nói chung gắn với nghi lễ “lên đồng” được tổ chức ở các miếu, điện thờ mẫu, thể hiện lòng tôn kính đối với mẫu. Ta tạm gọi hát văn này là hát văn Huế “nguyên thủy”. Các điệu hầu văn Huế nhìn chung có âm điệu lâng lâng, tiết tấu nhanh, rộn ràng. Còn lời thơ-ca thì ca ngợi công đức các mẫu... Xin trích một câu hát hầu văn, lời cũ: “Khi lên ngàn trăng đưa, gió rước/ Gót sen vàng mượn bước thấp cao/ Khi vui cất giọng thanh tao/Nết thu đườm đượm má đào hây hây”.
Hầu văn cũng như các loại hình ca hát dân gian, tín ngưỡng khác là sản phẩm lịch sử, dĩ nhiên không gian diễn xướng và phương thức diễn xướng của nó không còn hoặc đã thay đổi. Trong trường hợp hầu văn, loại ca hát tín ngưỡng từ các miếu, điện thờ đã “phát tán” ra ngoài xã hội: trên sân khấu, trong các chương trình phát thanh truyền hình...
Lúc này hình thức diễn xuất của hầu văn đã thay đổi và lời ca cũng đã được sáng tác mới với những đề tài của cuộc sống hôm nay và đã được xã hội đón nhận. Như vậy, hát hầu văn hôm nay còn có không gian và hình thức diễn xướng mới, cùng với lời thơ- ca có nội dung mới; nó không còn gắn với văn hoá tâm linh, tín ngưỡng nữa. Ta gọi hát văn loại này là hát văn Huế “cải biên”.
Không gian diễn xướng hát chầu văn “nguyên thủy” đã “yên phận” là các am miếu, điện thờ với hình thức chặt chẽ về trang phục, âm nhạc, lời ca, múa, điệu bộ… phù hợp với nhân vật “giá đồng” của một buổi “hầu đồng”. Có băn khoăn, có ý kiến khác nhau là trình diễn hát chầu văn “cải biên” ở đâu là phù hợp. Chúng tôi xin góp ý kiến về vấn này như sau:
1. Chầu văn Huế “cải biên” không phải là ca Huế, nên không thể giới thiệu trong một chương trình ca Huế thuần túy. Nó chỉ nên được giới thiệu trình diễn chung trong một chương trình âm nhạc truyền thống.
2. Trong yến tiệc cung đình “phục nguyên” không trình diễn hát văn “cải biên”, vì nó không phải là âm nhạc cung đình.
Trường hợp buổi yến tiệc đó tổ chức ở chốn cung đình, nhưng không phải là “phục nguyên” (phục dựng như cũ) thì có thể trình diễn hát chầu văn “cải biên”.
3. Chầu văn Huế “cải biên” được trình diễn ở bất kể đâu, kể cả chốn cung đình xưa, trong các lễ hội lớn (như Festival Huế); các liên hoan, hội diễn nghệ thuật… Sở dĩ như vậy là bởi, chầu văn Huế “cải biên” đã không còn làm chức năng là một loại hát tín ngưỡng; lúc này nó thuần túy là một tiết mục âm nhạc truyền thống. Lúc này, không gian diễn xướng, vũ đạo, trang phục, lời ca… không phải là một trình diễn của một buổi “hầu đồng”. Còn như nhà nghiên cứu nào đó lo rằng “âm hưởng diễn xướng hát văn rộn ràng, hơi thiếu nghiêm túc, ít phù hợp” với chốn cung đình, cũng không nên “băn khoăn” làm gì. Mười bản tấu (còn gọi là Mười bản ngự, Thập thủ liên hoàn…) vốn được tấu lên ở cung đình Huế trong các buổi yến tiệc, đón tiếp của triều đình còn có những điệu nhanh, mạnh, dồn dập, như xuân phong, long hổ, tấu mã, còn “rộn ràng” hơn các điệu hát chầu văn Huế rất nhiều!
Mấy suy nghĩ, mong được cùng chia sẻ.
Minh Khiêm
Tags:
相关文章
Mỹ: Giám đốc OPM từ chức sau khi hàng triệu dữ liệu bị đánh cắp
Nhà cái uy tínGiám đốc Cơ quan Quản lý Nhân sự Mỹ Katherine Archuleta. (Nguồn: politico.com)Giám đốc Cơ quan Quản ...
阅读更多Mong cử tri theo dõi, giám sát đội ngũ cán bộ, công chức
Nhà cái uy tín(CMO) Chiều 18/7, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải có buổi tiếp xúc gần 100 cử tri xã Lý Vă ...
阅读更多Ngừng tiếp nhận thuốc có chứa serratiopeptidase
Nhà cái uy tínNgày 13-5, TS Trương Quốc Cường, Cục trưởng Cục Quản lý dược Bộ Y tế cho biết, trước việc một số nướ ...
阅读更多
热门文章
- Kaspersky cảnh báo gia tăng nguy cơ tin tặc tấn công ngân hàng
- 70 suất quà Tết cho hộ nghèo bị thiên tai
- Công nhân đề nghị Nhà nước kiểm soát giá trước việc tăng lương
- Tăng lệ phí cấp biển số xe máy chuyên dùng
- Một chủ tịch huyện ở Thừa Thiên Huế vi phạm nồng độ cồn
- Tư vấn đăng ký 3G, trúng Honda Future
最新文章
友情链接
- Triều Tiên thông báo với Nhật Bản về kế hoạch phóng vệ tinh lần thứ 3
- Một gia đình ở Dải Gaza mất 3 thế hệ sau một cuộc không kích
- “Bệnh không lây nhiễm trong tình hình COVID
- Tỷ giá hôm nay (27/11): Đồng USD tăng nhẹ phiên đầu tuần
- Giao tranh dữ dội bên trong Thành phố Gaza
- Những quân đội hùng mạnh nhất ở Trung Đông
- Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á khai trương phòng giao dịch Hải Hậu
- Bảo vệ người tiêu dùng mua bán qua mạng
- Video Nga sử dụng bom chùm tập kích phòng tuyến Ukraine
- Hải quan TPHCM phát huy hiệu quả máy soi trong kiểm tra hàng hóa