当前位置:首页 > Cúp C2

【nhận định mu vs everton】Ngành Thuế tích cực thực hiện sắp xếp, sáp nhập các chi cục thuế

Làm thủ tục hành chính tại Chi cục Thuế quận Đống Đa,ànhThuếtíchcựcthựchiệnsắpxếpsápnhậpcácchicụcthuế<strong>nhận định mu vs everton</strong> Hà Nội. Ảnh: NM

Làm thủ tục hành chính tại Chi cục Thuế quận Đống Đa, Hà Nội. Ảnh: NM

Theo đúng lộ trình, đến ngày 20/5/2018, 63 cục thuế đã trình Tổng cục Thuế để trình Bộ Tài chính phê duyệt đề án thành lập chi cục thuế khu vực. Dự kiến trước 1/7/2018, 192 chi cục thuế sẽ được ghép thành 90 chi cục thuế khu vực (giảm 102 chi cục).

Chủ động kiện toàn bộ máy

Theo ông Vũ Xuân Bách, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ - Tổng cục Thuế, ngành Thuế đã nhiều lần tiến hành cải cách, sắp xếp, kiện toàn về tổ chức bộ máy. Số liệu thống kê cho thấy, từ khi thành lập đến nay, hệ thống thuế đã qua 2 lần cải cách, 4 lần kiện toàn về tổ chức bộ máy với mục tiêu phù hợp với chính sách mở cửa, thu hút đầu tư; phù hợp với thông lệ quốc tế và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị ngày một tăng cao.

Nếu năm 2005, cả nước có 656 quận, huyện thì sau hơn 10 năm, số quận, huyện đã tăng lên 713. Theo đó, số chi cục thuế tăng lên 711 chi cục (chưa bố trí chi cục thuế tại huyện đảo Trường Sa và huyện đảo Hoàng Sa).

Quay trở lại lịch sử, kể từ tháng 8/1990, ngành Thuế đã được tổ chức thành hệ thống dọc từ trung ương đến cấp huyện. Cơ quan thuế địa phương được tổ chức theo địa giới hành chính, chịu sự quản lý của cơ quan thuế cấp trên và cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc quản lý, tổ chức thu thuế. Do vậy, việc tăng số lượng địa giới hành chính đồng nghĩa với việc gia tăng số lượng chi cục thuế.

Ngày nay, theo yêu cầu chung về tinh giản biên chế của các cơ quan nhà nước, ngành Thuế cũng tinh giản dần biên chế theo từng năm, đồng thời nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong toàn ngành. Nếu như năm 2015 số lượng biên chế của toàn ngành Thuế là 43.438 người, thì đến năm 2017 số biên chế còn lại là 41.763 người, giảm 1.675 người.

Đảm bảo đúng lộ trình

Chia sẻ thêm về vấn đề này, ông Vi Thanh Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Tổng cục Thuế cho biết, theo lộ trình thì chỉ còn hơn 1 tháng nữa là tới mốc (1/7/2018) ngành Thuế sẽ thực hiện ghép 192 chi cục thuế thành 90 chi cục thuế khu vực (giảm 102 chi cục thuế); đến trước 1/9/2018, ngành Thuế ghép 135 chi cục thuế thành 64 chi cục thuế khu vực (giảm 71 chi cục thuế).

Cũng theo ông Vi Thanh Sơn, để triển khai nhiệm vụ này, ngay từ khi có Nghị quyết số 18-NQ/TW và chỉ đạo của Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế đã chủ động nghiên cứu, xây dựng đề án sắp xếp, sáp nhập. Theo đó, Tổng cục Thuế đã ban hành kế hoạch triển khai chi tiết; thành lập Ban Chỉ đạo triển khai thành lập từ cấp tổng cục đến 63 cục thuế tỉnh, thành phố. Bên cạnh đó, Tổng cục Thuế cũng đã phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Tài chính tiến hành khảo sát tại cục thuế đại diện cho các vùng, miền trong cả nước để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Để các địa phương triển khai thuận lợi, Tổng cục Thuế đã có hướng dẫn các cục thuế xây dựng đề án thành lập chi cục thuế khu vực.
Nguồn&#58; Quyết định 520/QĐ-BTC của Bộ Tài chính
Nguồn: Quyết định 520/QĐ-BTC của Bộ Tài chính Biểu đồ: SONG TUẤN

Thông tin thêm về tiến độ xây dựng đề án, ông Vi Thanh Sơn cho biết, đến ngày 20/5/2018, 63 cục thuế đã trình Tổng cục Thuế để thẩm định trình Bộ Tài chính phê duyệt đề án thành lập chi cục thuế khu vực.

“Việc xây dựng đề án nhằm đảm bảo việc chi cục thuế mới phải hoạt động tốt hơn, hiệu quả hơn cả về tổ chức bộ máy, kết hợp sắp xếp lại nguồn nhân lực để tinh giản biên chế, giảm chi phí hành thu của cơ quan thuế đồng thời vẫn tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế trong việc thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước”, ông Sơn nêu rõ.

Chọn sắp xếp chi cục thuế là phù hợp

Theo đại diện Vụ Tổ chức cán bộ Tổng cục Thuế, trong quá trình nghiên cứu, rà soát để tinh gọn bộ máy, việc lựa chọn các chi cục thuế để sáp nhập là bởi các lý do sau đây:

Hiện nay, nguồn lực dành cho các chi cục thuế là rất lớn, chiếm 77% nguồn lực tại cơ quan thuế địa phương. Trong số 711 chi cục hiện tại đang được bố trí theo địa giới hành chính cấp huyện, có rất nhiều chi cục được tách ra từ 1 chi cục trước khi tách địa giới hành chính. Hơn nữa do đặc thù địa lý Việt Nam gồm các vùng đồng bằng, trung du, miền núi,… nên việc phát triển kinh tế không đồng đều. Vì vậy, số thu ngân sách nhà nước của một số chi cục thuế, nhất là tại vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo chưa cao, chưa đảm bảo hiệu quả về quản lý thu và hiệu quả về đầu tư cơ sở vật chất của ngành.

Thông qua việc sắp xếp, sáp nhập để thành lập chi cục thuế khu vực sẽ giải quyết được việc giảm đầu mối chi cục thuế, tinh giản biên chế, giảm chi phí hành thu, tạo điều kiện cho người nộp thuế, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý; là cơ sở sắp xếp kiện toàn tổ chức bộ máy.

Đồng thời, việc sắp xếp thu gọn đầu mối chi cục thuế, đội thuế sẽ là nhân tố tác động trở lại đối với ngành Thuế, qua đó, đặt ra bài toán cho ngành Thuế là phải đẩy mạnh hơn nữa công tác ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới phương thức quản lý…

Qua tìm hiểu thực tế ở các địa phương đã hoàn thành đề án thành lập chi cục thuế khu vực như Hà Tĩnh, Nghệ An, Hải Phòng, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Hòa Bình, Đà Nẵng, Khánh Hòa,… cho thấy, việc sắp xếp, sáp nhập để thành lập chi cục thuế khu vực là chủ trương hoàn toàn đúng đắn của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Bộ Tài chính và phù hợp trong bối cảnh hiện nay...

Việc sắp xếp các chi cục thuế sẽ có tác động lớn tới tổ chức cán bộ ngành Thuế. Do đó, cùng với việc sáp nhập, ngành Thuế sẽ phải thực hiện một lộ trình tích cực mạnh mẽ và đề ra các giải pháp hữu hiệu để chi cục thuế khu vực đi vào hoạt động thực sự hiệu quả và từng bước tinh giản biên chế. Đây mới là mục tiêu và cái đích của công tác cải cách sắp xếp, tổ chức bộ máy quản lý thuế tinh gọn, hiệu quả.

Trong hơn 10 năm qua, số hộ kinh doanh tăng nhanh, hiện đạt 1,8 triệu hộ. Số doanh nghiệp phát triển nhanh chóng, năm 2017 đạt 657 nghìn doanh nghiệp; khoảng 17 triệu người nộp thuế thu nhập cá nhân, 18 triệu hộ nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, khoảng 70.000 hộ cho thuê nhà.
Trong khi đó, biên chế của ngành Thuế đã ngày càng giảm xuống: năm 2015 là 43.438 người, đến năm 2017 còn 41.763 người, giảm 1.675 người.

* Ông Trần Ngọc Tâm, Cục trưởng Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh:

Nghiên cứu để sắp xếp chi cục theo hướng hiệu quả nhất

&Ocirc;ng Trần Ngọc T&acirc;m
Ông Trần Ngọc Tâm

Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh đang xem xét, nghiên cứu các phương án sắp xếp tinh gọn bộ máy hoạt động theo chỉ đạo của Bộ Tài chính nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.

Việc sáp nhập các chi cục, nếu theo hình thức phép cộng đơn giản thì Cục thuế TP. Hồ Chí Minh sẽ không làm bởi không phát huy hiệu quả, còn nếu sáp nhập theo kiểu tái cơ cấu thì do chưa có mô hình cụ thể nên đang xem xét, nghiên cứu một số phương án nhằm chọn được phương án mang lại hiệu quả cao nhất, vừa tinh gọn được bộ máy vừa tạo thuận lợi cho người nộp thuế.

Về nhân sự, tại Văn phòng Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh luôn có số cán bộ công chức 300 - 500 người. Năm 2010, định biên toàn cơ quan Cục Thuế là 4.455 người nhưng đến năm 2016 thì thiếu hụt 500, rồi năm 2017 vẫn là 4.455 và đến năm 2018 còn 4.427 người. Trong khi từ năm 2010 đến năm 2018, số lượng doanh nghiệp do đơn vị quản lý đã tăng gấp đôi, số thu cũng tăng gấp đôi nhưng định biên vẫn giữ nguyên.

Khó khăn là ở chỗ mô hình hoạt động cho việc sáp nhập chi cục vẫn chưa có. Do đó, Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh đang nghiên cứu, thống kê lại toàn bộ các số liệu để tiến hành làm đề án sáp nhập một số chi cục thuế. Có khá nhiều phương án nhưng Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh vẫn chưa thống nhất được phương án cụ thể nào. Sau khi chọn được phương án rồi sẽ xin ý kiến Thành ủy, từ ý kiến đồng tình của Thành ủy mới báo cáo Tổng cục Thuế.

* Ông Nguyễn Đình Ân - Cục trưởng Cục Thuế Đà Nẵng:

Năm 2018, thực hiện sáp nhập 4 chi cục thuế

&Ocirc;ng Nguyễn Đ&igrave;nh &Acirc;n
Ông Nguyễn Đình Ân

Cục Thuế Đà Nẵng đã thành lập Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc Ban chỉ đạo; xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện và chỉ đạo xây dựng đề án của cục thuế... theo đúng chủ trương, chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế.

Chúng tôi đã quán triệt đến toàn thể cán bộ chủ chốt của ngành và yêu cầu thủ trưởng các đơn vị trực thuộc triển khai, quán triệt các nghị quyết, chỉ thị, quyết định của Bộ Tài chính, nhất là Chỉ thị số 01/CT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính đến toàn thể công chức, người lao động trong đơn vị biết, đồng thuận triển khai, thực hiện. Cục Thuế Đà Nẵng cũng đã tổ chức họp Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc để phân tích các bước công việc, sẽ triển khai, dự kiến các tình huống có thể xảy ra để bàn biện pháp chỉ đạo thực hiện công vụ sau sáp nhập được thuận lợi nhất cho người nộp thuế, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao.

Theo Kế hoạch của Tổng cục Thuế đã được Bộ Tài chính phê duyệt, năm 2018 Cục Thuế Đà Nẵng có 4 chi cục thuế quận, huyện (Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn; Thanh Khê và Liên Chiểu) sẽ được sắp xếp, hợp nhất thành 2 chi cục thuế khu vực. Để triển khai kế hoạch này, Cục Thuế Đà Nẵng đã chủ động có văn bản báo cáo UBND TP. Đà Nẵng về chủ trương của ngành, cũng như xin ý kiến về đặt tên, nơi đặt trụ sở chi cục thuế khu vực... để tranh thủ sự đồng thuận của cấp ủy, chính quyền địa phương.


* Ông Mai Sơn - Phó Cục trưởng Cục Thuế Hà Nội:

Đến năm 2020 sẽ sắp xếp, sáp nhập 12 chi cục thuế

&Ocirc;ng Mai Sơn
Ông Mai Sơn

Chúng tôi đã rà soát và báo cáo Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính phương án sếp xếp, sáp nhập đối với 12 chi cục thuế huyện thành chi cục thuế khu vực theo lộ trình từ năm 2018 – 2020. Theo đó, mỗi năm chúng tôi sẽ sắp xếp 4 chi cục thuế cấp huyện. Cục Thuế đã có văn bản báo cáo Thành ủy, HĐND, UBND TP. Hà Nội về chủ trương sắp xếp bộ máy tổ chức và dự kiến kế hoạch thực hiện năm 2018. Việc sắp xếp phải đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao, không gây xáo trộn lớn về tổ chức, nhân sự, bộ máy họat động được thông suốt.

Căn cứ kế hoạch được phê duyệt, Cục Thuế Hà Nội đã thành lập Ban Chỉ đạo triển khai thành lập chi cục thuế khu vực để xây dựng kế hoạch thực hiện, xây dựng đề án, đồng thời có văn bản phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị đầu mối thực hiện đảm bảo theo lộ trình các chi cục thuế sắp xếp trong năm 2018 xong trước 1/7/2018.

Chúng tôi cũng phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong triển khai thực hiện kế hoạch cuả Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế và đảm bảo không ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch thu ngân sách hàng năm của các địa phương trong kế hoạch thành lập chi cục thuế khu vực; tiến hành kiểm tra, giám sát thường xuyên tiến độ thực hiện nhằm đánh giá, rút kinh nghiệm, có biện pháp phù hợp giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong khiển thực hiện.

* Ông Nguyễn Năng Hoàn - Cục trưởng Cục Thuế Hải Dương:

Năm 2018 sẽ sắp xếp, sáp nhập 10 chi cục thuế

&Ocirc;ng Nguyễn Năng Ho&agrave;n
Ông Nguyễn Năng Hoàn

Ngay sau khi nhận được chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, ban lãnh đạo Cục Thuế Hải Dương đã tổ chức họp bàn và quán triệt tinh thần nội dung Nghị quyết số 18-NQ/TW cho cán bộ, công chức.

Phải chia sẻ rất thật là khi mới tiếp nhận thông tin này, nhiều cán bộ, công chức cũng bỡ ngỡ và tâm tư. Từ trước đến nay, chi cục thuế luôn gắn với đơn vị hành chính. Nghĩa là cứ có cấp huyện là có chi cục thuế. Do đó, việc bỡ ngỡ, tâm tư của anh em cán bộ, công chức thuế cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, sau khi quán triệt tinh thần chỉ đạo của cấp trên, cán bộ, công chức Cục Thuế Hải Dương xác định, phải triển khai theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế.

Hiện nay chúng tôi đã nhận được chỉ đạo của Bộ Tài chính và hướng dẫn của Tổng cục Thuế về việc sắp xếp, sáp nhập chi cục thuế. Theo đó, trong năm 2018 này, Cục Thuế Hải Dương sẽ tiến hành sắp xếp, sáp nhập 10 chi cục thuế thành 5 chi cục thuế khu vực. Số chi cục thuế còn lại sẽ được thực hiện vào năm 2019. Như vậy, đến cuối năm 2018 này, từ 12 chi cục thuế sẽ còn 7 chi cục trực thuộc./.

Nhóm PV (thực hiện)

分享到: