Theấtbậttrướcvụpmớbong.da.truc.tuyen.hom.nayo kế hoạch thì còn khoảng nửa tháng nữa Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) sẽ chính thức vào vụ ép của niên vụ 2018-2019 cho vùng mía Hậu Giang. Để vụ ép được thuận lợi trước những dự báo khó khăn, Casuco đã và đang tất bật thực hiện nhiều công việc chuẩn bị, nhất là đề xuất giải pháp tiêu thụ đường bền vững. Casuco mong muốn sớm có chính sách bình ổn giá cho hạt đường để an tâm sản xuất trước cửa hội nhập quốc tế. Cần bình ổn giá cho ngành đường Theo lãnh đạo Casuco, có một nghịch lý trong ngành mía đường đã tồn tại nhiều năm qua và hiện chưa có giải pháp tháo gỡ là tình hình sản xuất và tiêu thụ đường có sự chênh lệch lớn về thời gian và tạo ra những khó khăn nhất định. Cụ thể, từ khi bắt đầu vào vụ ép và đến lúc kết thúc vụ sản xuất thì Casuco mất khoảng 6 tháng, trong khi đường sản xuất ra phải tiêu thụ cả một năm. Điều đáng nói ở đây là khi sản xuất thì Casuco mua mía nguyên liệu của nông dân thường căn cứ vào giá đường thực tế trên thị trường để đưa ra mức giá thu mua hợp lý, nếu giá đường cao thì kéo theo giá mía cao và ngược lại. Thế nhưng, có nhiều năm Casuco rơi vào tình cảnh là vào thời điểm sản xuất thì giá đường cao phải mua mía giá cao, đến khi kết thúc vụ ép thì giá đường lại giảm thấp và buộc công ty phải bán lượng lớn đường tồn kho được sản xuất trước đó với giá thấp nên không có lợi nhuận. Ông Nguyễn Hoàng Ngoan, Phó Tổng Giám đốc Casuco, cho biết: Để tránh tình trạng giá đường lên xuống thất thường, nhất là năm nào có sản lượng đường nhiều thì thường giảm giá khi gần kết thúc vụ ép; đồng thời trước tình hình hội nhập quốc tế, đường lậu còn tràn lan như hiện nay thì Casuco đề nghị ngành chức năng của tỉnh xem xét kiến nghị với Chính phủ thực hiện chương trình bình ổn giá đường trong vụ ép sắp tới đây. Có như vậy sẽ giúp cho Casuco, cũng như các doanh nghiệp đường an tâm sản xuất hơn. Ngoài đề xuất bình ổn giá thì lãnh đạo Casuco còn mong muốn ngành chức năng tỉnh tiếp tục quan tâm, giúp đỡ Casuco trong việc tiêu thụ đường còn tồn kho với số lượng lớn như hiện nay. Bởi ngày vào vụ ép đã cận kề, nhưng hiện Casuco vẫn còn tồn kho khoảng 31.000 tấn đường, trong khi bình quân mỗi tuần Casuco chỉ tiêu thụ từ 500-700 tấn đường. Với đà này thì khi vào vụ ép, Casuco sẽ gặp rất nhiều khó khăn do đường tồn kho quá lớn nên sẽ thiếu nguồn vốn thu mua mía cho nông dân. Cùng với đó, Casuco cũng đề xuất ngân hàng xem xét nới lỏng hạng mức vay cho công ty và tới đây sẽ có cơ chế, chính sách riêng cho ngành mía đường để các doanh nghiệp đường có thể tiếp cận được nhiều nguồn vốn phục vụ sản xuất. Về những đề xuất, kiến nghị của Casuco, ông Nguyễn Văn Đồng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh, cho hay: Sở NN&PTNT sẽ sớm tham mưu cho UBND tỉnh có văn bản kiến nghị Trung ương về việc thực hiện chính sách bình ổn giá để giúp các nhà máy đường trong tỉnh hoạt động hiệu quả, qua đây cũng góp phần ổn định vùng mía nguyên liệu của tỉnh đã được quy hoạch và đầu tư cơ sở hạ tầng, đồng thời cũng góp phần ổn định đời sống cho khoảng 15.000 hộ dân trồng mía trên địa bàn tỉnh. Về hỗ trợ tiêu thụ đường tồn kho, Sở NN&PTNT tỉnh sẽ khẩn trương kiến nghị UBND tỉnh thực hiện chương trình xúc tiến thương mại cho mặt hàng đường, nhất là sẽ liên kết những tỉnh có ký kết xúc tiến thương mại với Hậu Giang trong thời gian qua, từ đó có thể tiêu thụ được phần nào lượng đường tồn kho của Casuco, giúp công ty vào vụ ép bớt căng thẳng về vấn đề này. Trang thiết bị đã sẵn sàng Theo dự kiến thì trong khoảng thời gian từ ngày 5 đến 10-10 tới, Casuco sẽ chính thức bước vào vụ ép của niên vụ mía 2018-2019. Chính vì vậy, mọi công tác chuẩn bị đang được Casuco tất bật thực hiện. Trong đó, việc duy tu, sửa chữa các trang thiết bị, dây chuyền sản xuất tại hai nhà máy đường trực thuộc Casuco là Nhà máy đường Phụng Hiệp và Xí nghiệp đường Vị Thanh đã cơ bản hoàn tất để sẵn sàng bước vào vụ ép mới. Bên cạnh đó, công tác ký kết hợp đồng bao tiêu với nông dân trồng mía đang được cán bộ khuyến nông của Casuco tích cực thực hiện tại các vùng mía nguyên liệu do công ty phụ trách. Ông Nguyễn Hoàng Ngoan, Phó Tổng Giám đốc Casuco, cho biết thêm: Đến thời điểm này, đã có khoảng 5.700ha mía của nông dân Hậu Giang được Casuco ký kết hợp đồng bao tiêu với giá sàn bảo hiểm là 800 đồng/kg, mía 10 chữ đường cân tại cầu cảng nhà máy hoặc xí nghiệp; trong đó vùng mía tại huyện Phụng Hiệp đã ký hợp đồng gần 4.000ha, thành phố Vị Thanh 1.200ha, thị xã Ngã Bảy 500ha. Hiện cán bộ khuyến nông của Casuco vẫn đang tiếp tục thực hiện ký kết với nông dân. Điều đáng mừng hiện nay là theo báo cáo từ ngành nông nghiệp các địa phương có trồng mía trên địa bàn tỉnh, tuy nước lũ đầu nguồn về sớm và đang lên đã gây ngập một số diện tích mía của bà con chưa có đê bao ngăn lũ, riêng các diện tích mía nằm trong vùng nguyên liệu của Casuco phụ trách thì chưa bị ảnh hưởng lũ do có hệ thống đê bao khép kín. Ông Nguyễn Văn Chiến, Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng thị xã Ngã Bảy, thông tin: Vụ mía 2018-2019, nông dân Ngã Bảy xuống giống được 1.100ha. Hiện tại, bà con đã bán mía chục được 400ha, còn lại 700ha thì Casuco đã ký hợp đồng được 500ha và đang tiếp tục ký tiếp. Diện tích mía chưa thu hoạch của Ngã Bảy không nằm trong khu vực vùng trũng và trước đó, địa phương cũng tổ chức vận động bà con gia cố đê bao, cống đập để bảo vệ diện tích mía nên phần nào đỡ lo áp lực nước lũ. Dự kiến trong tháng 11 tới, nông dân Ngã Bảy mới vào vụ thu hoạch mía rộ. Giống như thị xã Ngã Bảy, lãnh đạo ngành nông nghiệp thành phố Vị Thanh cho hay: Dù nước lũ bắt đầu dâng lên trong những ngày gần đây nhưng hầu hết hơn 1.800ha mía của Vị Thanh trong niên vụ này đều có đê bao khép kín nên chưa bị ảnh hưởng của nước lũ. Về thời gian thu hoạch mía, dự kiến vào khoảng cuối tháng 10 tới, bà con trồng giống mía ROC 16 sẽ bắt đầu vào đợt thu hoạch mía, sau đó đến các giống mía còn lại và mùa thu hoạch mía ở Vị Thanh thường kéo dài đến tháng 1 năm sau sẽ kết thúc vụ. Dù dự báo vụ thu hoạch mía năm nay sẽ đối mặt nhiều khó khăn cho cả doanh nghiệp và nông dân trồng mía vì đường tồn kho, nguồn vốn mua mía của nhà máy đường, tuy nhiên, với sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, ngành nông nghiệp tỉnh và chính quyền địa phương; cộng với sự chủ động thực hiện nhiều giải pháp của nhà máy đường mà điển hình là Casuco, hy vọng người trồng mía năm nay có lời để tái đầu tư cho vụ mía sau. Ông Nguyễn Văn Đồng, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, chia sẻ thêm: Chỉ tính từ tháng 7 tới nay, UBND tỉnh và ngành nông nghiệp tỉnh đã tổ chức 3 cuộc họp với Hiệp hội Mía đường Việt Nam và các nhà máy đường trong tỉnh để lắng nghe những khó khăn và đã từng bước có những giải pháp tháo gỡ. Dự kiến cuối tháng 9 này, Sở NN&PTNT sẽ phối hợp với Sở Công thương tỉnh có buổi làm việc trực tiếp với Bộ NN&PTNT và Bộ Công thương để hai bộ này có hướng hỗ trợ các doanh nghiệp đường và nông dân trồng mía của tỉnh. Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC |