Ngày 13/5/2015,óThủtướngyêucầuđịaphươnghoànthiệnđềántáicơcấunôngnghiệkết quả truc tuyen Bộ NN&PTNT tổ chức Hội nghị Sơ kết 2 năm tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tại Hà Nội. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì Hội nghị.
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát cho biết, ở các địa phương, chủ trương và Đề án tái cơ cấu cũng đã được thảo luận, phổ biến dưới nhiều hình thức. Một số địa phương đã triển khai ngay sau khi Thủ tướng phê duyệt đề án và Bộ NN&PTNT có hướng dẫn. Đến tháng 7/2015 đã có 47/63 tỉnh, thành phố đã ban hành đề án hoặc kế hoạch hành động tái cơ cấu nông nghiệp của địa phương, 16 địa phương còn lại đang xây dựng, chưa phê duyệt.
Đánh giá nguyên nhân quá trình thực hiện tái cơ cấu còn chậm ở một số địa phương, theo Bộ trưởng Cao Đức Phát là do sự chuyển biến về nhận thức còn chưa theo kịp thực tiễn, thậm chí còn lúng túng. Nhiều nơi chưa thực sự quan tâm chỉ đạo chương tình tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Đến nay còn 16 tỉnh chưa phê duyệt Đề án/kế hoạch hành động tái cơ cấu nông nghiệp tại địa phương mình, một số địa phương tuy đã phê duyệt Đề án kế hoạch hành động nhưng chưa triển khai trên thực tiễn.
Không những vậy, tái cơ cấu là một quá trình dài, nhiều khó khăn, trong khi đó các Bộ, ngành, địa phương chưa phối hợp chặt chẽ, hiệu quả. Nguồn lực của nhà nước hỗ trợ thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp còn hạn hẹp. Việc thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế kết quả hạn chế...
Đồng tình với đánh giá nguyên nhân khiến quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp còn chậm, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh, "một trong những hạn chế của tái cơ cấu nông nghiệp là một số địa phương và DN còn thờ ơ với chương trình tái cơ cấu”.
Để quá trình thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp đạt hiệu quả hơn, Phó Thủ tướng yêu cầu, các địa phương cần quan tâm, đánh giá thường xuyên kết quả tái cơ cấu, không làm ”dàn trải”, phải chú trọng lựa chọn một số sản phẩm tốt để đầu tư cho hiệu quả.
Phó Thủ tướng cũng lưu ý các địa phương cần tránh áp đặt, hành chính hóa chương trình tái cơ cấu, tôn trọng quy luật kinh tế và có sự liên kết giữa nông dân và DN.
Đặc biệt, Phó Thủ tướng yêu cầu 16 địa phương chưa triển khai đề án, từ giờ đến cuối năm 2015 phải hoàn thành triển khai phê duyệt Đề án, kế hoạch hành động tái cơ cấu.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh khâu liên kết với DN và nông dân, thực hiện xúc tiến kêu gọi DN tiếp tục tham gia vào quá trình tái cơ cấu của địa phương, "không chỉ DN lớn mà xúc tiến đầu tư với các DN vừa và nhỏ, bởi có 90% DN Việt Nam là DN vừa và nhỏ, đây là tiềm năng lớn để thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nhanh và hiệu quả hơn”, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho biết thêm, cần vận động toàn xã hội tham gia vào chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong đó tập trung cho thị trường xuất khẩu. Nâng cao khả năng cạnh tranh để thực hiện hội nhập bằng các giải pháp giảm giá thành, nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm, tăng khả năng cạnh tranh.
Đồng thời khuyến khích các DN tham gia thuê đất, hoặc cùng hợp tác với nông dân trong sản xuất để thuê đất, bởi nếu giải phóng mặt bằng lấy đất mới rất tốn chi phí.
Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh, cần thực hiện tốt hơn nữa công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân, DN và mọi người về sản phẩm nông nghiệp...
Để hỗ trợ ngành Nông nghiệp đẩy nhanh tiến độ và thực hiện hiệu quả tái cơ cấu nông nghiệp, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành QĐ số 508/QĐ-TTg ngày 17/4/2015 thành lập Ban Chỉ đạo liên ngành, do Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải làm Trưởng Ban, để chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện quyết liệt tái cơ cấu nông nghiệp, sớm đạt được các mục tiêu đề ra |
Diệu Hoa