Xu hướng các thị trường chứng khoán khu vực châu Á giao dịch thận trọng sau phiên hồi phục kế trước do câu chuyện đàm phán Mỹ - Trung phát sinh cản trở mới khi Trung Quốc yêu cầu thêm một vòng đàm phán trước khi đi đến thỏa thuận. Các chỉ số trên thị trường chứng khoán Việt Nam cũng nằm trong xu hướng đó,áisinhÁplựcbánngắnhạncóthểtănglêket qua cup quoc gia viet nam giao dịch với biên độ rất hẹp quanh tham chiếu. Nhóm vốn hóa lớn có diễn biến tích cực hơn một chút giúp VN30-Index và HNX30-Index tăng tương ứng 0,15% và 0,26%, trong khi VN-Index và HNX-Index giảm 0,05% và 0,04%. Cung tăng trở lại ở nhóm ngân hàng và chứng khoán tạo áp lực lên các chỉ số chính. MBB giảm trở lại 0,4%, tuy nhiên khối ngoại thỏa thuận nội khối 2,36 triệu cổ phiếu với giá trần. VPB, BID và VCB là các cổ phiếu trong nhóm giữ được mức tăng nhẹ. Riêng TCB diễn biến tích cực hơn hết, có lúc cổ phiếu giảm trong phiên sáng nhưng đóng cửa đảo chiều tăng 1,5%. Cùng với TCB, MSN tăng 2,1% là 2 cổ phiếu chống đỡ nhiều nhất cho 2 chỉ số chính trên HOSE. Giá dầu giảm theo tín hiệu không tích cực từ đàm phán Mỹ - Trung khiến nhóm dầu khí tiếp tục có phiên giao dịch ảm đạm. GAS, PVD, PVS cùng đóng cửa dưới tham chiếu. Trong khi đó, cầu giá xanh lại tăng ở nhóm phân bón giúp các cổ phiếu chủ chốt đều tăng đáng kể. Sự phân hóa diễn ra ở phần còn lại của thị trường, bao gồm các nhóm bất động sản, khu công nghiệp, điện, thủy sản, dệt may. Điểm tích cực là cổ phiếu đầu ngành trong các nhóm này như KDH, DXG, PC1, PTB, KBC, DRC, NT2, VHC, KBC… đều tăng giúp VNMidcap-Index xanh nhẹ 0,1%. Khối ngoại giao dịch sôi động. Tính chung trên HOSE, khối ngoại quay lại bán ròng mạnh -159 tỷ đồng. Trên sàn HNX, khối này lại mua ròng 125,2 tỷ đồng. Trên thị trường phái sinh, các hợp đồng tương lai cũng đồng thuận tăng điểm. Mức tăng của các hợp đồng tương lai có cao hơn chỉ số cơ sở, tuy nhiên, mức chênh lệch không đáng kể, tăng từ 1,5 điểm đến 2,1 điểm: F1910 và F1911 đều tăng 1,5 điểm; mức tăng 2,1 điểm và 1,9 điểm lần lượt thuộc về F1912 và F2003. Thanh khoản thị trường phái sinh vẫn tiếp tục xu hướng giảm. Khối lượng giao dịch hợp đồng tương lai giảm gần 6.000 tỷ đồng, về còn 54.553 HĐ. Giá trị giao dịch cũng giảm và về mức 5.064 tỷ đồng. Khối lượng mở lại tăng khá tốt, lên mức 21.319 HĐ. Chỉ số VN30 có phiên tăng điểm hồi phục thứ 3 liên tiếp với đóng cửa lên mức 923,27 điểm, tăng nhẹ 1,36 điểm. Khối lượng giao dịch nhóm VN30 giảm trở lại về mức thấp hơn 55 triệu đơn vị, giảm mạnh so với phiên trước đó gần 27 triệu đơn vị, đồng thời cũng thấp hơn so với khối lượng giao dịch bình quân 20 phiên hơn 7 triệu đơn vị. Báo cáo phái sinh của SSI Retail Research cho thấy, trong biểu đồ kỹ thuật, nến ngày là một nến dạng mô hình con xoay (spining top) vận động lưỡng lự về xu hướng và hạ nhiệt đà tăng sau phiên gia tăng đột biến về khối lượng của phiên trước. Chỉ báo dao động ngẫu nhiên (stochastic oscillator) sau khi tiệm cận về gần mức bán quá đã hồi trở lại gần mốc 58 điểm theo đà hồi phục của chỉ số, bên cạnh đó đường trung bình động (MACD) hồi phục nhẹ mặc dù chỉ báo này vẫn nằm dưới đường tín hiệu. SSI Retail Research cho rằng, do đà tăng có dấu hiệu chậm lại đi kèm với khối lượng giao dịch sụt giảm khá mạnh, nên áp lực bán ngắn hạn nhiều khả năng sẽ tăng lên trong phiên giao dịch kế tiếp. Mức đảo chiều phiên ngắn hạn cho chỉ số VN30 tăng lên mức 922 điểm cho phiên giao dịch tiếp theo./. D.T |