【lịch da bong hom nay】Adam Smith sẽ nói gì về khủng hoảng kinh tế?

时间:2025-01-11 21:48:23来源:Empire777 作者:Cúp C2

Adam Smith, khủng hoảng kinh tế, kinh tế học, kinh tế thế giới, cây đại thụ, thị trường

Adam Smith trong cuốn sách mới xuất bản củaJames Otteson

Những “cây đại thụ” của bộ môn kinh tế học hầu hết đã không còn trên đời và thậm chí nhiều người qua đời rất lâu trước khi các chính phủ và NHTW bắt đầu áp dụng những công cụ chính sách phi truyền thống (mà điển hình là nới lỏng định lượng).

Trong nỗ lực xóa bỏ sự chênh lệch này, James Otteson – tác giả của cuốn sách mới xuất bản với tựa đề “What Adam Smith Knew, Moral Lessons on Capitalism from its Greatest Champions and Fiercest Opponents” (tạm dịch: Adam Smith biết gì, những bài học đạo đức về chủ nghĩa tư bản từ những người chiến thắng vĩ đại nhất và những đối thủ hung hãn nhất) – đã đi tìm câu trả lời cho câu hỏi nhà kinh tế học lỗi lạc Adam Smith sẽ nhận định như thế nào về hiện trạng của kinh tế thế giới.

Otteson đã khéo léo sử dụng chính những cuốn sách của Adam Smith để đưa ra các luận điểm. Cuốn sách là câu trả lời cho câu hỏi nhà kinh tế học vĩ đại người Scotland sẽ nói gì về cuộc khủng hoảng gần đây nhất. Có thể tóm tắt những phản bác của ông vào 3 vấn đề có liên quan chặt chẽ với nhau: sức hấp dẫn của việc can thiệp vào thị trường, sự nguy hiểm của tiền giấy và cách mà nợ và tiền tệ dịch chuyển của cải từ tương lai về hiện tại.

Yếu tố đầu tiên – sức hấp dẫn khiến chính phủ phải can thiệp – chạm đến vấn đề cốt lõi mà cuốn sách đầu tiên của Adam Smith đề cập đến. Trong cuốn “The Theory of Moral Sentiment” (tạm dịch: Lý thuyết về cảm xúc đạo đức) xuất bản năm 1759, Adam Smith cho rằng có thể sắp xếp các phần của xã hội giống như chúng là những mảnh ghép rời rạc của một bàn cờ.

Tuy nhiên, con người luôn “có quy luật cảm xúc riêng rất khác biệt so với những gì mà cơ quan lập pháp mong muốn áp đặt”. Những hệ quả không lường trước được có thể là kết quả của việc các chính phủ áp đặt các ý tưởng lên xã hội bằng sự ép buộc, do đó tạo nên những xung đột.

Trong cuốn "The Wealth of Nations" (tạm dịch: Của cải của các quốc gia) xuất bản năm 1776, Adam Smith thường xuyên bàn luận về sự mong manh và những rủi ro đạo đức của tiền giấy. Ông cho rằng tiền giấy có thể ngụy trang tốc độ tăng trưởng của nợ và gây hiểu nhầm về của cải. Có thể tưởng tượng nếu Smith còn sống, ông sẽ ngay lập tức lấy quy mô bảng cân đối kế toán của các NHTW làm dẫn chứng.

Phần lớn những quy định được bổ sung sau khủng hoảng tài chính được cho là để bảo vệ các cá nhân, nhưng Smith sẽ nghi ngờ về điều này. “Những kỷ luật được áp đặt lên một người thợ chính là mong muốn của các khách hàng. Nỗi lo sợ mất việc kiềm chế hành động sai trái và sửa chữa những sơ suất”, Adam từng viết.

Tất cả những luận điểm này dẫn chúng ta đến kết luật khủng hoảng tài chính sẽ tốt đẹp hơn nếu xét trên hai khía cạnh: trạng thái hỗn loạn ban đầu và những phản ứng sau đó. Ngoài khối lượng nợ công khổng lồ được tạo ra trong suốt thời kỳ khủng hoảng, hành động cứu trợ các định chế tài chính làm xói mòn nỗi sợ mà Smith cho là cần thiết để ngăn chặn những hành động sai trái trong tương lai.

Nếu được chứng kiến những điều đang xảy ra, có lẽ Smith sẽ tự hỏi tại sao những ý tưởng và tên tuổi của ông vẫn tiếp tục lan truyền? Tuy nhiên, câu trả lời cho câu hỏi liệu Smith có thể cung cấp tất cả các trả lời cho thế giới hiện đại hay không là quyết định thuộc về độc giả.

Theo InfoNet

Nước nào có môi trường kinh doanh thân thiện nhất?
相关内容
推荐内容