【lorient – marseille】Lượng oxy giảm 6%, độ axit tăng 30% ở biển Bắc Đại Tây Dương

 人参与 | 时间:2025-01-25 19:53:23
(VTC News) -

Trong bốn thập kỷ,ượngoxygiảmđộaxittăngởbiểnBắcĐạiTâyDươlorient – marseille vùng Bắc Đại Tây Dương gần Bermuda có nhiệt độ đại dương tăng thêm 1°C, axit đại dương tăng 30%.

Từ lâu, các nhà khoa học đã khẳng định, tác động từ hành động của con người đối với môi trường đã được quan sát rõ trong các hệ thống khí hậu Trái đất.

Giờ đây, nghiên cứu mới cho thấy, các điều kiện vật lý và sinh địa hóa của đại dương đang thay đổi nhanh chóng theo thời gian. Những thay đổi được quan sát bao gồm xu hướng bề mặt đại dương tiếp tục nóng lên, mất oxy hòa tan và tăng mức axit hóa đại dương.

Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học thuộc chương trình nghiên cứu hải dương học Bermuda Atlantic Time-series Study (BATS) của Viện Khoa học Đại dương Bermuda đã quan sát, thu thập dữ liệu liên tục trong 40 năm, kéo dài từ năm 1983 đến năm 2023, tại một địa điểm ở vùng biển Bắc Đại Tây Dương gần Bermuda.

Biển Bắc Đại Tây Dương có ​​lượng oxy giảm 6%, độ axit đại dương tăng 30%. (Ảnh: Getty)

Kết quả cho thấy, trong giai đoạn này đại dương ấm lên khoảng 1°C, lượng oxy hòa tan cho thủy sinh mất đi 12,5 µmol/ kg gần tương đương với mức giảm 6%, mức độ axit của đại dương tăng hơn 30%.

Nicholas Bates, giáo sư, tác giả chính nghiên cứu này tại Viện Khoa học Đại dương Bermuda nói: “Chúng tôi thấy bề mặt đại dương ở vùng biển cận nhiệt đới Bắc Đại Tây Dương đã ấm lên khoảng 1°C trong 40 năm qua. Hơn nữa, nó mất đi lượng oxy hòa tan nhất định, độ axit của đại dương tăng lên từ năm 1983 đến năm 2023”.

Thậm chí, nghiên cứu này còn phát hiện trạng thái bão hòa của các khoáng chấtcanxi cacbonat (Ωcanxi và Ωaragonit) trong đại dương cũng giảm mạnh.

Những biến đổi này không chỉ cho thấy những thay đổi đáng kể trong tính chất hóa học đại dương, mà còn đặt ra những thách thức hiện hữu cho hệ sinh thái biển. 

Ví dụ, độ axit đại dương tăng lên sẽ tác động đến khả năng duy trì vỏ của các sinh vật có vỏ, đe dọa sự tồn tại của các loài này. Còn nồng độ oxy hòa tan giảm sẽ có tác động bất lợi đến các sinh vật dưới nước, có khả năng phá vỡ chuỗi thức ăn quan trọng ở biển.

Theo quan điểm của Nicholas Bates, những biến đổi này là do đại dương hấp thụ lượng CO2 lớn do con người tạo ra thải vào bầu khí quyển. 

Ông khẳng định, công trình này cung cấp những hiểu biết sâu sắc về tốc độ thay đổi của đại dương, cung cấp cứ liệu quan trọng để dự đoán những thay đổi sắp tới của đại dương trong những thập kỷ tới. Nó cũng đóng vai trò như một lời kêu gọi khẩn cấp để thừa nhận và nhanh chóng giải quyết những thay đổi toàn cầu này.

HUỲNH DŨNG(Nguồn: Interestingengineering) 顶: 1踩: 3