Hoàn thiện khung khổ pháp lý tạo thuận lợi thương mại và nâng cao hiệu quả quản lý theo Cơ chế một cửa quốc gia | |
Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp giao dịch trên môi trường điện tử | |
Công nghệ thay đổi,Đơngiảnhóagiaodịchđiệntửđểthúcđẩygiaothươngxuyênbiêngiớkết quả trận đấu đức cần khung khổ pháp lý phù hợp hơn cho giao dịch điện tử |
VCCI đề nghị cần làm rõ khái niệm thế nào được coi là chữ ký điện tử nước ngoài. Ảnh: Internet |
Trên cơ sở các ý kiến của doanh nghiệp và chuyên gia, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản góp ý đối với Dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi). Trong đó, các doanh nghiệp bày tỏ sự quan tâm lớn đến những thay đổi liên quan đến chữ ký điện tử.
Về giá trị pháp lý, dự thảo quy định nếu pháp luật yêu cầu văn bản cần có chữ ký thì thông điệp dữ liệu đáp ứng yêu cầu này là thông điệp dữ liệu được ký bằng chữ ký số.
Theo phản ánh của doanh nghiệp, quy định này có thể khiến các giao dịch điện tử trở nên phức tạp hơn, từ đó gia tăng chi phí cho doanh nghiệp và cản trở việc người dân thực hiện các giao dịch điện tử. Các loại chữ ký điện tử khác vẫn nên được coi là có giá trị pháp lý và có giá trị xác nhận giao dịch của các bên tham gia. Chữ ký số chỉ có giá trị tin cậy (giá trị chứng minh) cao hơn so với các loại chữ ký khác (do được chứng thực bởi một bên thứ ba).
Do vậy, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc sửa đổi quy định theo hướng các bên tham gia có quyền thỏa thuận và lựa chọn mức độ tin cậy của chữ ký điện tử, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Đặc biệt, về việc sử dụng và công nhận chữ ký điện tử nước ngoài, dự thảo đưa ra quy định Nhà nước sẽ thực hiện việc công nhận giá trị pháp lý của chữ ký điện tử và chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài khi đáp ứng đủ một số điều kiện nhất định.
Trong một hội thảo góp ý mới đây về dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi), các doanh nghiệp đều cho rằng, quy định này có thể dẫn đến cách hiểu tất cả các giao dịch điện tử sử dụng chữ ký điện tử nước ngoài sẽ phải trải qua một “bài kiểm tra” về giá trị pháp lý.
Còn theo VCCI, giao dịch thương mại có đặc điểm là tôn trọng tối đa quyền tự do lựa chọn của các bên, pháp luật chỉ can thiệp khi trái với quy định của pháp luật, thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội. Do đó, việc loại trừ một số quy định với các giao dịch thương mại sẽ thúc đẩy giao thương xuyên biên giới.
VCCI cho rằng, các bên có thể tự do lựa chọn bất kỳ hình thức chữ ký điện tử nào phù hợp với hoạt động của mình để thực hiện giao dịch. Các bên thương nhân đều là các bên tương đối bình đẳng về mặt pháp luật, do đó có thể tự thoả thuận về vấn đề này. Ngược lại, quy định về việc công nhận giá trị pháp lý của chữ ký điện tử nước ngoài có thể gia tăng chi phí cho các bên, tạo rào cản cho giao dịch xuyên biên giới.
Từ đó, VCCI kiến nghị cơ quan soạn thảo bổ sung quy định theo hướng cho phép các bên trong hoạt động thương mại được tự thoả thuận về việc sử dụng chữ ký điện tử nước ngoài hoặc chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài. Trong trường hợp đó, chữ ký điện tử nước ngoài vẫn có giá trị xác nhận giao dịch giữa các bên. Tuy nhiên, việc sử dụng chữ ký điện tử nước ngoài trong các hợp đồng thương mại cho mục đích giao dịch với cơ quan nhà nước vẫn phải thực hiện theo quy định về công nhận chữ ký điện tử ở trên.
Cũng nói về vấn đề này, đại diện Bộ Tư pháp đã từng chia sẻ, cần cân nhắc thận trọng trong việc công nhận chữ ký điện tử nước ngoài, cũng như giá trị pháp lý và thông điệp mà chữ ký điện tử nước ngoài mang lại, nhất là trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước. Vì thế, cơ quan soạn thảo dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) là Bộ Thông tin và Truyền thông cần làm rõ và có hướng dẫn cụ thể hơn.
Bên cạnh đó, VCCI đề nghị cần làm rõ khái niệm thế nào được coi là chữ ký điện tử nước ngoài. Chẳng hạn, chữ ký điện tử có chứa yếu tố nào sau đây thì được coi là nước ngoài: vị trí địa lý nơi chữ ký điện tử được tạo ra, vị trí địa lý nơi chứng thư được phát hành, vị trí trụ sở của người ký, vị trí trụ sở của tổ chức chứng thực…
Cũng tại văn bản góp ý này, VCCI đã nêu lên tình trạng một số doanh nghiệp và người dân mong muốn được thực hiện các giao dịch điện tử với cơ quan nhà nước, nhưng nhiều trường hợp cơ quan nhà nước từ chối tiếp nhận bản điện tử hoặc tiếp nhận xong vẫn yêu cầu doanh nghiệp và người dân nộp thêm bản giấy. Điều này gây cản trở rất lớn đối với việc điện tử hoá các dịch vụ công, thủ tục hành chính, gây mất thời gian, công sức, tiền bạc của người dân và doanh nghiệp, thậm chí còn là cơ hội cho nhũng nhiễu, tiêu cực.
Vì vậy, các doanh nghiệp kiến nghị dự thảo Luật cần có quy định mạnh mẽ và rõ ràng về các giao dịch điện tử với cơ quan nhà nước, trên nguyên tắc cơ quan nhà nước buộc phải tiếp nhận và xử lý giao dịch điện tử gửi đến từ người dân và doanh nghiệp, các cơ quan này không được phép từ chối hoặc yêu cầu nộp thêm hồ sơ là bản cứng thì mới tiến hành xử lý hồ sơ.