【leipzig đấu với dortmund】Thanh Hóa: Sẽ xử lý nghiêm các vi phạm hàng giả, hàng nhái trong thương mại điện tử
Đắk Lắk phạt cơ sở kinh doanh sử dụng website bán hàng không đăng ký Gỡ bỏ 4.516 gian hàng và 13.642 sản phẩm vi phạm trên sàn thương mại điện tử |
Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa cho biết,óaSẽxửlýnghiêmcácviphạmhànggiảhàngnháitrongthươngmạiđiệntửleipzig đấu với dortmund hiện nay tình trạng hàng giả, hàng nhái và gian lận trong thương mại điện tử đang diễn ra phức tạp. Để bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng, đồng thời xử lý nghiêm các vi phạm, lực lượng quản lý thị trường của tỉnh Thanh Hóa đang phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn, triển khai nhiều giải pháp nhằm tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh thương mại điện tử.
Hiện nay tình trạng hàng giả, hàng nhái và gian lận trong thương mại điện tử đang diễn ra phức tạp |
Theo đó, Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Công an tỉnh Thanh Hoá triển khai nhiều biện pháp nghiệp vụ để phát hiện các dấu hiệu vi phạm trong thương mại điện tử.
Cụ thể, sau một thời gian theo dõi, điều tra, trinh sát từ các Livestream đăng tải trên 2 tài khoản Facebook là “Nguyễn Thảo” và “Ntthaolasortie”, lực lượng quản lý thị trường và lực lượng Công an tỉnh Thanh Hoá đã tiến hành kiểm tra các kho hàng của bà Trương Thị Liên, thường trú tại số 10 Tô Vĩnh Diện, phường Ngọc Trạo, thị xã Bỉm Sơn.
Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng liên ngành đã thu giữ hàng ngàn sản phẩm có dấu hiệu hàng giả, nhái sản phẩm của các thương hiệu nổi tiếng như Chanel, mà Gucci, Louis vuitton, Kenzo… cùng số lượng lớn sản phẩm là hàng hoá do nước ngoài sản xuất, chưa chứng minh được nguồn gốc, xuất xứ.
Theo Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hoá, đây là một trong những vụ việc vi phạm trong kinh doanh online đã được lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hoá phát hiện, xử lý.
Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hoá cũng cho biết, hiện nay các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh có hoạt động kinh doanh qua nền tảng số khá đa dạng, phạm vi kinh doanh rộng, chủ yếu qua các mạng xã hội như Facebook, Zalo, tiktox, lazada, shoppe…
Để phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong kinh doanh online, năm 2023 Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hoá đã xây dựng chuyên đề chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường tăng cường nắm bắt địa bàn, triển khai nhiều giải pháp giám sát và đấu tranh xử lý vi phạm trong thương mại điện tử.
Lực lượng Quản lý thị trưởng tỉnh Thanh Hóa sẽ phối hợp với Công an tỉnh tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm trong kinh doanh thương mại điện tử. |
Theo đó, Cục Quản lý thị trường sẽ chỉ đạo các đội tập trung rà soát lên danh sách tất cả cơ sở kinh doanh sàn thương mại điện tử, kinh doanh online trên các nền tảng. Đồng thời, xây dựng cơ sở đầu mối cung cấp nguồn thông tin cho lực lượng quản lý thị trường, tăng cường kiểm tra, kiểm soát xử lý nghiêm các vi phạm trong thương mại điện tử.
Song song với việc tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa cũng sẽ phối hợp với các ngành chức năng trên địa bàn tỉnh để đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm tuân thủ pháp luật của các đơn vị sản xuất kinh doanh, các cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh online.
Được biết, Chính phủ vừa phê duyệt đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025. Mục tiêu là 100% các sàn giao dịch thương mại điện tử lớn ký cam kết không kinh doanh hàng giả; 100% các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên sàn giao dịch thương mại điện tử lớn được tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về thương mại điện tử.
Đề án cũng đưa ra các giải pháp tăng cường kiểm tra, kiểm soát các giao dịch thương mại điện tử, các trang mạng xã hội, xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng nhập lậu trong thương mại điện tử.
Đây sẽ là hành lang pháp lý quan trọng để xây dựng môi trường kinh doanh thương mại điện tử minh bạch, lành mạnh, bảo vệ hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và người tiêu dùng.