Truyền thông trong nước đưa tin,ánlợnlàmtổtrongnãotrẻemUốngnướccóthểlâbong da wap nhan dinh tại Bệnh viện Nhi đồng 1 , TP.HCM, các bác sĩ vừa phẫu thuật lấy búi sán dải heo trong não của một bé trai (16 tuổi, ở thị trấn Đắc Tô, tỉnh Kon Tum).
Bệnh nhân là bé trai A Lý Hùng (16 tuổi, ngụ ở thị trấn Đắk Tô, tỉnh Kon Tum) nhập viện 3 tháng trước trong tình trạng nhức đầu dữ dội liên tục cùng hội chứng suy giảm miễn dịch bẩm sinh. Bệnh nhân 16 tuổi nhưng bị suy dinh dưỡng, chỉ nặng 20kg.
Sau khi chụp MRI, phát hiện trong não em Hùng có một khối u như bướu. Bằng nhiều xét nghiệm và chuấn đoán, các bác sĩ kết luận đó là một khối sán lợn làm tổ trong não em Hùng.
Hình ảnh chụp MRI, phát hiện trong não em Hùng có một khối u như bướu nhưng thật ra là sán lợn làm tổ - Ảnh: BV cung cấp
Bác sĩ Phan Minh Trí - Khoa ngoại tổng hợp, người trực tiếp điều trị cho bé A Lý Hùng cho biết, bé nhập viện từ trước tết nhưng do thể trạng quá yếu không thể phẫu thuật. Có lúc tưởng như buông xuôi vì bé quá yếu…
Và ngày 24/3 vừa qua, sau hơn 5 giờ phẫu thuật, các bác sĩ đã lấy ra khối nang, bên trong chứa dịch, rất nhiều khe, có ấu trùng sán dải heo bên trong…
Trao đổi với báo giới về ca bệnh này, bác sĩ Đào Trung Hiếu - PGĐ bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, sán dải heo xâm nhập vào cơ thể bằng đường ăn uống. Do bệnh nhân ăn phải nguồn thịt heo hoặc uống nước chứa ấu trùng không được nấu chín. Kết quả là ấu trùng sán đi vào đường tiêu hóa, vỡ ra, đi vào các cơ quan trong cơ thể như não, da, mắt… Quá trình ấu trùng khu trú lâu tạo thành nang lớn.
Gia đình bệnh nhân cũng cho biết, cả nhà thường xuyên phải dùng nguồn nước suối, uống nước không đun sôi.
Hậu quả của việc thường xuyên dùng nguồn nước suối, uống nước không đun sôi. (Ảnh Công an TP.HCM)
Khảo sát căn bệnh này tại một số bệnh viện Hà Nội, TS Nguyễn Tiến Dũng (Trưởng Khoa nhi, Bệnh viện Bạch Mai) cho biết: "Đây là bệnh nguy hiểm, phổ biến, do bệnh nhân ăn thực phẩm không được nấu chín nên tạo cơ hội ấu trùng thâm nhập vào máu rồi làm tổ ở não và ở các hệ tạng. Các bệnh tương tự như em Hùng xuất hiện nhiều tại Viện dịch tễ Trung ương và Viện kí sinh trùng Trung Ương"
Còn tại bệnh viện Y học cổ truyền, Bác sĩ Nguyễn Đức Thắng (Khoa phục hồi chức năng) cho biết: "Sán lợn tồn tại trong thức ăn, thậm chí trong ly nước uống. Khi vệ sinh môi trường không tốt thì uống nước cũng có thể lây lan sang"
Bác sĩ Thắng phân tích, ấu trùng sán lợn xâm nhập vào cơ thể có ảnh hưởng rất lớn, quá trình ảnh hưởng của sán sẽ xâm nhập từ từ và sán lợn làm tổ trong não sẽ gây ra các hiện tượng ăn sâu vào các phần mềm của não, tổn thương hệ thống thần kinh.
Ngoài ra chúng còn tồn tại ở hệ tạng khác, chúng tồn tại rất lâu và để tiêu diệt nó thì không hề nhanh, quá trình điều trị vô cùng phức tạp. Nhiều bệnh nhân phải điều trị vài tháng, điều trị đi điều trị lại nhiều lần
Qua trường hợp bé trai này, các bác sĩ chuyên khoa muốn cảnh báo các bậc phụ huynh nên chú ý giữ vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh cá nhân cho trẻ, phải ăn chín uống sôi và cảnh giác với các loại thực phẩm sống như: tiết canh, rau sống… để tránh tình trạng lây nhiễm sán.
Tâm Thanh
Giá vàng trong nước ngày 1/4/2016: Giá vàng trầm lắng ngày Cá tháng Tư