【kết quả giải bundesliga】Cần tăng trách nhiệm để hạn chế tình trạng ‘né’ báo chí

时间:2025-01-13 17:31:10来源:Empire777 作者:Nhận Định Bóng Đá

Đào Trọng Thi

Chủ nhiệm Ủy ban văn hóa,ầntăngtráchnhiệmđểhạnchếtìnhtrạngnébáochíkết quả giải bundesliga giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Đào Trọng Thi trình bày báo cáo tại Quốc hội chiều 21/3.

Không đưa mạng xã hội vào Luật Báo chí

Trình bày Báo cáo giải trình, ông Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội cho biết, có ý kiến đề nghị xem xét đưa một số sản phẩm thông tin có tính chất báo chí như trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội vào điều chỉnh tại Luật Báo chí sửa đổi. Tuy nhiên, cũng có ý kiến đề nghị nên tiếp tục điều chỉnh các sản phẩm thông tin trên tại các văn bản dưới luật hiện hành.

Hiện nay cơ quan báo chí đang gặp nhiều khó khăn trong cạnh tranh về truyền thông, tài chính. Do vậy, dự thảo Luật Báo chí sửa đổi cần đáp ứng yêu cầu thực tiễn này. Cơ quan báo chí cần Nhà nước có chính sách phù hợp, không bằng bao cấp mà để họ tự chủ làm ra nguồn thu. Chính vì thế, điều 21 về "Loại hình hoạt động và nguồn thu của cơ quan báo chí" cần có quy định mở để tạo nguồn thu có cơ quan báo chí , ĐB Đoàn Nguyễn Thùy Trang (TP. Hồ Chí Minh).

Về vấn đề này, UBTVQH cho rằng, ở nước ta, báo chí là sản phẩm thông tin do cơ quan báo chí thực hiện. Tuy nhiên, bên cạnh báo chí còn có một số sản phẩm thông tin có tính chất báo chí do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện như đặc san, bản tin, trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội.

Các sản phẩm này có phương thức tổ chức và quản lý hoạt động khác nhau. Cụ thể là, đặc san, bản tin, trang thông tin điện tử tổng hợp là những sản phẩm thông tin do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp xuất bản, có đội ngũ biên tập, có người chịu trách nhiệm về nội dung thông tin và phải được cơ quan quản lý nhà nước về thông tin cấp giấy phép. Dự thảo Luật đã có quy định về đặc san, bản tin (các khoản 18, 19 Điều 3; các Điều 34 và 35).

Khác với những sản phẩm trên, mạng xã hội là hệ thống thông tin cung cấp cho người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin. Mạng xã hội hoạt động trong môi trường ảo, thường không có người chịu trách nhiệm, đồng thời người viết và tham gia bình luận thường cũng chỉ sử dụng biệt danh. Hiện nay, hoạt động của mạng xã hội đang được điều chỉnh bởi Nghị định số 72/2013/NĐ-CP và Nghị định số 174/2013/NĐ-CP.

Do vậy, UBTVQH đề nghị Quốc hội cho phép giữ nguyên quy định như dự thảo Luật đối với đặc san, bản tin; đồng thời bổ sung một số quy định phù hợp với đặc điểm của trang thông tin điện tử tổng hợp thể hiện tại các khoản 17 và 20 Điều 3, khoản 13 Điều 9 và Điều 36 dự thảo Luật; còn mạng xã hội để văn bản pháp luật khác điều chỉnh.

Cần bổ sung trách nhiệm, thẩm quyền trong việc trả lời báo chí

Ông Đào Trọng Thi cho biết, một số ý kiến đề nghị không nên yêu cầu tiết lộ người cung cấp thông tin cho việc điều tra xét xử tội phạm nghiêm trọng vì loại tội phạm này rất phổ biến; quy định như dự thảo Luật sẽ gây khó khăn cho người làm báo trong việc bảo vệ nguồn tin. Cũng có ý kiến đề nghị bỏ cụm từ "nếu có hại cho người đó", vì cụm từ này mang tính định tính, phụ thuộc vào suy nghĩ chủ quan của mỗi người. Tiếp thu ý kiến đại biểu, dự thảo Luật đã sửa đổi thể hiện tại khoản 4 Điều 38 dự thảo Luật.

Cùng với đó, để bảo vệ người cung cấp thông tin mà báo chí, nhà báo đã cung cấp, dự thảo Luật bổ sung quy định: “Viện trưởng Viện KSND, Chánh án TAND cấp tỉnh và tương đương trở lên có trách nhiệm tổ chức bảo vệ người cung cấp thông tin sau khi tên của họ được tiết lộ; các cơ quan bảo vệ pháp luật có trách nhiệm phối hợp với Viện trưởng Viện KSND, Chánh án TAND cấp tỉnh và tương đương bảo vệ người cung cấp thông tin”.

Có ý kiến đề nghị cần quy định cụ thể về chế độ cung cấp thông tin cho báo chí ngay tại Luật, không để Chính phủ quy định. Về vấn đề này, UBTVQH cho ý kiến, vấn đề cung cấp thông tin cho báo chí gồm nhiều nội dung như: Người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí, quyền và trách nhiệm của người phát ngôn, người được ủy quyền phát ngôn, hoạt động phát ngôn và cung cấp thông tin định kỳ, trong trường hợp đột xuất, bất thường. UBTVQH cho rằng, Luật chỉ quy định nguyên tắc, còn những nội dung cụ thể nên quy định ở văn bản hướng dẫn để có thể linh hoạt điều chỉnh.

Cho ý kiến về điều này, ĐB Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) cho rằng, việc cung cấp thông tin cho báo chí đang thực hiện theo quyết định của Thủ tướng nhưng trên thực tế, việc tiếp cận thông tin của cơ quan báo chí gặp nhiều khó khăn như: Một số cơ quan nhà nước chậm, né tránh cung cấp nhất là thông tin xung quanh những vụ vi phạm. Còn người được quyền phát ngôn thậm chí còn yêu cầu giấy tờ trái quy định. Chính vì lẽ đó, điều 38 của luật cần bổ sung các quy định để có sự đồng thuận trong thực hiện.

Mặt khác, thực tế cho thấy, việc nhiều trường hợp người trả lời trên báo chí chỉ nắm vấn đề một cách chung chung, trong khi người nắm rõ lại không có quyền trả lời. Vì vậy, việc trả lời sai sẽ ra sao?

Do đó, “cần phải bổ sung trách nhiệm, thẩm quyền trong việc trả lời cơ quan báo chí để tránh vụ việc rơi vào im lặng”, ĐB Nguyễn Thị Kim Thúy nói.

ĐB Phạm Đức Châu (Quảng Trị), cũng chỉ ra sự hạn chế trong quy định về quyền của nhà báo. Dự thảo quy định nhà báo được quyền khai thác và cung cấp thông tin theo quy định của pháp luật. Trong khi đó, Luật không có quy định quyền được khai thác mà chỉ là về cung cấp thông tin, đây là vướng mắc thực tế, nếu quy định chung chung như dự thảo là khó thực hiện.

Ngoài ra, theo ĐB Huỳnh Văn Tính (Tiền Giang), để ngăn ngừa tình trạng cản trở tác nghiệp với cơ quan báo chí hiện nay cần phải xem xét trách nhiệm hình sự với cá nhân, tổ chức cản trở tác nghiệp của báo chí vì vừa qua có nhiều hành vi cản trở, hành hung, truy sát nhưng việc xử lý còn chung chung./.

Duy Thái

相关内容
推荐内容