Ngoại giao kinh tế: Triển khai mạnh mẽ,ôngtácđốingoạiUyểnchuyểnsángtạogópphầnthựchiệnquotmụctiêukéxem kết quả bóng đá trực tiếp hôm nay thiết thực và hiệu quả Đánh giá về hoạt động đối ngoại trong năm 2021, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, công tác đối ngoại đã được triển khai đồng bộ, sáng tạo, hiệu quả và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Cụ thể, Việt Nam đã thúc đẩy quan hệ với các đối tác một cách đồng bộ, nhất là với các nước láng giềng, các đối tác quan trọng và bạn bè truyền thống. Các hoạt động đối ngoại của lãnh đạo Đảng và Nhà nước trong năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII được triển khai linh hoạt, kết hợp sáng tạo hình thức trực tiếp và trực tuyến, qua đó củng cố lòng tin, tạo động lực cho phát triển quan hệ với nhiều đối tác. "Bên cạnh đó, Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế và uy tín trên trường quốc tế, khi đã hoàn thành tốt vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021, phát huy các kết quả Việt Nam là Chủ tịch ASEAN 2020, đóng góp tích cực, có trách nhiệm vào xây dựng Cộng đồng ASEAN; trúng cử vào nhiều tổ chức đa phương có uy tín… Đặc biệt, Việt Nam đã cam kết có trách nhiệm về chống biến đổi khí hậu tại Hội nghị COP26 và đóng góp tích cực tại nhiều diễn đàn đa phương quan trọng khác" - Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cho biết thêm. | 2021 là một năm đặc biệt ấn tượng của công tác ngoại giao vắc-xin |
Ngoài ra, một trong những điểm nhấn của công tác đối ngoại năm 2021 phải kể đến là ngoại giao kinh tế. Theo Bộ trưởng B Bùi Thanh Sơn, dù chịu nhiều tác động, trở ngại của đại dịch Covid-19, hợp tác kinh tế với các đối tác vẫn được duy trì và mở rộng, nhất là gia tăng xuất khẩu, củng cố lòng tin cộng đồng doanh nghiệp quốc tế, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 189 quốc gia và vùng lãnh thổ; có quan hệ thương mại với 224 đối tác và quan hệ hợp tác với hơn 500 tổ chức quốc tế; đã ký hơn 90 hiệp định thương mại song phương, gần 60 hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư; đàm phán, ký kết và thực thi 17 Hiệp định thương mại tự do (FTA). Đặc biệt, Việt Nam đã trở thành một trong những nước đi đầu khu vực trong việc hình thành các khuôn khổ hợp tác kinh tế đa phương. Việc duy trì và mở rộng hợp tác kinh tế được minh chứng rõ nét bằng kết quả của hoạt động xuất nhập khẩu. Theo đó, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề, chưa từng có của đại dịch Covid - 19, song kim ngạch xuất, nhập khẩu của Việt Nam năm 2020 vẫn đạt trên 545 tỷ USD, dự báo năm 2021 sẽ vượt mốc 660 tỷ USD, đưa Việt Nam vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế. Đáng chú ý, ngoại giao kinh tế còn được các địa phương đặc biệt quan tâm và đều xác định ngoại giao kinh tế là đòn bẩy quan trọng phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh, hướng tới phục hồi toàn diện. Trong giai đoạn 2019-2021, các địa phương đã ký hơn 200 thỏa thuận quốc tế với các đối tác nước ngoài là các địa phương, tổ chức hay doanh nghiệp nước ngoài để tăng cường hợp tác, mở rộng thị trường cho các sản phẩm của địa phương. Nhiều hoạt động kết nối, xúc tiến thương mại, quảng bá địa phương được tổ chức với nhiều đổi mới cả về hình thức và nội dung. Ngoại giao vắc-xin:Chứng tỏ uy tín và vị thế Việt Nam trên trường quốc tế Năm 2021 có lẽ là một năm đặc biệt ấn tượng của công tác ngoại giao vắc-xin. Ngay từ khi xuất hiện, khái niệm ngoại giao vắc-xin đã nhanh chóng trở thành một trong những trọng tâm trong công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Từ một nước có độ bao phủ vắc-xin Covid-19 thấp trong những tháng đầu năm, nhờ đẩy mạnh mũi tiến công ngoại giao vắc-xin cùng một chiến dịch tiêm chủng rộng rãi, quyết liệt và bài bản, đến nay, Việt Nam đạt được tỷ lệ bao phủ vắc-xin Covid-19 ấn tượng. Theo Bộ Y tế, từ tháng 3/2021 đến hết ngày 7/12/2021, Việt Nam đã tiếp nhận khoảng trên 156 triệu liều vắc-xin Covid-19, và nhiều trang thiết bị y tế, thuốc men từ các đối tác song phương, đa phương cũng như kiều bào ở nước ngoài. Những kết quả này chính là thành quả của các hoạt động đối ngoại cấp cao qua kênh đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân đã được triển khai hết sức thần tốc, khẩn trương, quyết liệt trong thời gian qua. Điều này còn mang ý nghĩa chứng tỏ uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, cũng như mạng lưới quan hệ rộng mở với bạn bè khắp các châu lục. Đây cũng là thành quả của 35 năm đổi mới, là kết tinh của nỗ lực nhất quán triển khai đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa. Với tinh thần chủ động, linh hoạt thích ứng với tình hình mới, công tác ngoại giao vắc-xin đã và đang tiếp tục là một trong những mũi tiến công bứt phá trong đại dịch, góp phần phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII. Năm 2021 là năm đầu tiên cả nước quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Trong bối cảnh đại dịch diễn biến phức tạp, yêu cầu nhiệm vụ đặt ra đối với công tác đối ngoại là không ngừng đưa quan hệ với các nước đi vào chiều sâu; đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. |
|