Ngày 8/8,ựbáotăngtrưởngkinhtếnămcủaViệtNamđạket qua bong da tottenham Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam họp báo công bố báo cáo Điểm lại cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam ấn phẩm tháng 8/2022. | WB dự báo tăng trưởng năm 2022 của Việt Nam đạt 7,5%. Ảnh chụp: LV |
Nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽTheo bà Dorsati Madani- chuyên gia kinh tế cao cấp của WB, môi trường toàn cầu đã trở nên thách thức hơn: tăng trưởng chậm lại ở các đối tác chính của Việt Nam như Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU; giá hàng hóa tăng cao kể từ tháng 6 khiến cho giá nguyên liệu tại Việt Nam từ tháng 6 tăng 61% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát toàn cầu ở mức cao. Trong khi đó, rủi ro trong nước cũng không kém phần thách thức. Xuất khẩu bị chững lại ở các thị trường xuất khẩu chính, các chuỗi giá trị toàn cầu của Việt Nam cũng bị gián đoạn dẫn tới đầu vào sản xuất của Việt Nam bị thiếu, chậm trễ, giá cả cũng bị đẩy cao hơn và thiếu hụt lao động cũng như lạm phát là những yếu tố thách thức tiếp tục cho nền kinh tế…. Bất chấp các cú sốc và những bất định gia tăng này, kinh tế Việt Nam vẫn phục hồi trong 6 tháng đầu năm 2022 do có sự phục hồi mạnh mẽ của cầu trong nước. Lạm phát vẫn ở mức 3,4% đến cuối tháng 6/2022, tức là vẫn được kiểm soát, tăng trưởng GDP được duy trì vững chắc ở mức 6,4% trong 6 tháng đầu năm. Chính sách tài khóa vẫn ở vị thế thắt chặt, với thặng dư ngân sách gần 9 tỷ USD, thu ngân sách cải thiện, nợ vẫn được kiểm soát ở mức bền vững; chính sách tiền tệ tiếp tục nới lỏng với tăng trưởng tín dụng ở mức 16,9% trong 6 tháng đầu năm, thanh khoản tiếp tục dồi dào. Với những tín hiệu tích cực của sự phục hồi mạnh mẽ, theo bà Dorsati, triển vọng tăng trưởng của kinh tế Việt Nam trong cuối năm nay và đầu năm sau là rất tích cực. Theo đó, trong năm 2022, tăng trưởng GDP của Việt Nam có thể lên đến 7,5%, sau đó có giảm nhẹ xuống 6,7% năm 2023 và 6,5% trong năm 2024. Cầu trong nước đóng vai trò động lực tăng trưởng chính Theo bà Dorsati, xu hướng tiếp theo là cầu trong nước đóng vai trò chủ đạo nhiều hơn và Việt Nam sẽ ít bị lệ thuộc hơn vào xuất khẩu mặc dù xuất khẩu vẫn sẽ đóng một vai trò quan trọng trong tăng trưởng. Đóng góp vào tăng trưởng sẽ đến nhiều hơn từ khu vực dịch vụ hơn là khu vực chế biến chế tạo. |
Lý giải về việc WB nâng dự báo tăng trưởng 2022 cho Việt Nam cao hơn nhiều so với mức dự báo 5,8% hồi đầu năm, vị chuyên gia kinh tế cao cấp của WB cho biết, tại thời điểm dự báo trước, có rất nhiều quan ngại, nhất là cầu trong nước chưa có sự phục hồi mạnh; cũng như tác động từ chính sách zero covid của Trung Quốc tới xuất khẩu và nguồn hàng nhập khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay, cầu trong nước đã có sự "phục hồi thật sự ngạc nhiên", đặc biệt trong quý II/2022 so với nền tăng trưởng thấp trong năm 2021 và đến tháng 7/2022, thương mại với Trung Quốc đã được phục hồi, những ngành đã bị ảnh hưởng tiêu cực không bị ảnh hưởng một cách có hệ thống. Đó chính là động lực để WB điều chỉnh dự báo tăng trưởng kinh tế cho Việt Nam. Theo dự báo của WB, cân đối tài khoản vãng lai sẽ thặng dư nhẹ 0,2% trong năm 2022, đạt 0,6% năm 2023 và 0,5% năm 2024. Cân đối ngân sách sẽ vẫn tiếp tục nằm trong tầm kiểm soát. Thâm hụt ngân sách vẫn ở mức kiểm soát tốt và ở mức thấp.. Lạm phát vẫn ở mức 3,8%, dưới mục tiêu 4% của Chính phủ… Về vấn đề nợ công, theo bà Dorsati, vì Việt Nam vẫn rất thận trọng với chỉ số nợ công trong những năm qua nên nợ công của Việt Nam sẽ tiếp tục giảm. “Có lẽ đây là điều mà cả thế giới phải ghen tỵ vì chúng ta đã thành công trong việc kiểm soát nợ công dưới mức 40% GDP nên vẫn có rất nhiều không gian, dư địa kiểm soát nợ công”- bà Dorsati nhấn mạnh. | Đại diện WB và diễn giả tại buổi công bố báo cáo. Ảnh: LV |
Thận trọng, linh hoạt và sẵn sàng hành động ở những thời điểm bất địnhTheo bà Carolyn Turk- Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam, dự kiến của WB cho tăng trưởng của Việt Nam vẫn khả quan từ nay đến cuối năm cũng như trong năm 2023. “Tuy số liệu toàn phần nêu trên làm cho chúng ta yên tâm, nhưng Việt Nam phải đối mặt với rủi ro gia tăng, bao gồm lạm phát gia tăng, nguồn cung của các chuỗi giá trị toàn cầu tiếp tục bị gián đoạn, tình trạng thiếu hụt lao động và các đợt bùng phát mới của dịch Covid có thể cản trở phục hồi cả trong nước và trên thế giới. Nếu các nền kinh tế lớn và các thị trường xuất khẩu chủ lực như Hoa Kỳ, khu vực đồng Euro và Trung Quốc suy giảm mạnh hơn so với những gì chúng ta dự kiến hiện nay, xuất khẩu của Việt Nam có thể tiếp tục bị ảnh hưởng”- bà Carolyn Turk nhận định. Phân tích rõ hơn điều này, bà Dorsati cho biết, mặc dù sự phục hồi của kinh tế Việt Nam khá là vững chắc, nhưng sự phục hồi này không hoàn toàn đồng đều ở tất cả các khu vực và khủng hoảng vẫn để lại một số tác động kéo dài, bởi nền kinh tế vẫn nằm dưới mức tăng trưởng tiềm năng; nguồn cung đầu vào vẫn đang tiếp tục bị gián đoạn và tình trạng thiếu hụt lao động vẫn tiếp tục diễn ra… Áp lực lạm phát vẫn tiếp tục gia tăng trong thời gian cuối năm nay và sang năm tới, phụ thuộc chủ yếu vào diễn biến giá nhiên liệu sau đó đến giá cả hàng hóa cuối cùng. Theo đó, Việt Nam có thể phải hứng chịu hệ quả vòng 2 của các cú sốc của giá nhiên liệu như thời gian vừa qua. Sau đó, áp lực lạm phát sẽ giảm dần . Rủi ro từ bên ngoài là biến chủng Covid-19 mới; áp lực lạm phát kéo dài và khả năng tăng chính sách tiền tệ bị thắt chặt mạnh ở các quốc gia phát triển. Xung đột và căng thẳng địa chính trị gia tăng làm tăng bất định trong ngắn hạn, đồng thời có thể dẫn đến những chuyển đổi cơ cấu dài hạn trong nền kinh tế toàn cầu, từ đó tác động tới kinh tế Việt Nam. “Đối phó với tất cả những điều này phụ thuộc nhiều vào sự linh hoạt cũng như hành động chính sách của các cơ quan chức năng. Khuyến nghị chính sách của chúng tôi là những thời điểm bất định đòi hỏi phải thận trọng, linh hoạt và sẵn sàng hành động”- bà Dorsati nhấn mạnh. 4 nội dung chính sách khuyến nghị của WB: Điều hành chính sách tài khóa theo hướng hỗ trợ hơn là cách để phòng ngừa rủi ro giảm tăng trưởng do Việt Nam vẫn còn dư địa chính sách tài khóa. Chính sách tiền tệ cần được điều hành một cách linh hoạt. Trước mắt có thể vẫn tiếp tục duy trì nới lỏng tiền tệ, nhưng nếu áp lực lạm phát thành hiện thực cần thắt chặt chính sách tiền tệ. Chủ động tăng cường sức mạnh của hệ thống ngân hàng. Triển khai những cải cách cơ cấu sâu rộng hơn. |
|