您的当前位置:首页 > World Cup > 【soi kèo st pauli】Mọi con đường để tới vắc 正文

【soi kèo st pauli】Mọi con đường để tới vắc

时间:2025-01-26 01:25:28 来源:网络整理 编辑:World Cup

核心提示

Việt Nam đã nhận hai đợt vaccine với khoảng 2,5 triệu liều từ sáng kiến Tiếp cận Toàn cầu vắc-xin Co soi kèo st pauli

Việt Nam đã nhận hai đợt vaccine với khoảng 2,ọiconđườngđểtớivắ<strong>soi kèo st pauli</strong>5 triệu liều

Việt Nam đã nhận hai đợt vaccine với khoảng 2,5 triệu liều từ sáng kiến Tiếp cận Toàn cầu vắc-xin Covid-19.

Những nỗ lực vì cộng đồng

Giữa “bão” dịch Covid-19, Hoa Kỳ đã đóng góp lớn khi cam kết tài trợ 4 tỷ USD cho sáng kiến Tiếp cận Toàn cầu vắc-xin Covid-19 (COVAX) và Việt Nam đã nhận hai đợt vắc-xin với khoảng 2,5 triệu liều từ sáng kiến này. Hoa Kỳ cũng vừa cam kết sẽ đóng góp thêm 80 triệu liều vắc-xin ngừa Covid-19 cho nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong bối cảnh dịch Covid-19 ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á đang có những diễn biến rất phức tạp.

Trong bức thư, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gửi lời cảm ơn đến nước Mỹ và mong Hoa Kỳ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam và các nước về nguồn cung vắc-xin, đồng thời đề nghị hai bên tăng cường hợp tác nghiên cứu, sản xuất và chuyển giao công nghệ vắc-xin ngừa Covid-19. Chủ tịch nước khẳng định Việt Nam luôn coi trọng quan hệ Đối tác Toàn diện với Hoa Kỳ và tin tưởng rằng trên tinh thần hợp tác hữu nghị, hai bên sẽ tiếp tục thúc đẩy quan hệ song phương ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất, mang lại lợi ích cho nhân dân hai nước, đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển tại khu vực và trên thế giới.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng giao 5 bộ gồm Bộ Y tế, Công an, Quốc phòng, Khoa học và Công nghệ và Ngoại giao đẩy nhanh hơn nữa việc tìm nguồn, mua vắc-xin và tiến độ nghiên cứu, sản xuất vắc-xin ở trong nước, tìm phương án tiếp nhận, chuyển giao công nghệ sản xuất vắc-xin của nước ngoài. Quyết liệt hơn nữa trong triển khai Chiến lược vắc-xin tổng thể, toàn diện, hiệu quả; đẩy nhanh tiến độ tiếp cận các nguồn cung vắc-xin đa dạng thông qua các biện pháp ngoại giao, kinh tế, quần chúng và các biện pháp đặc biệt khác.

Trước đó, tại cuộc điện đàm ngày 28/5/2021 với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đánh giá cao những thành công của Việt Nam trong ứng phó với dịch Covid-19. Ông Antony Blinken cho biết Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hỗ trợ các nước và Việt Nam tiếp cận vắc-xin thông qua chương trình COVAX và các nước đối tác, trong đó có 80 triệu liều vắc-xin Hoa Kỳ sẽ cung cấp cho thế giới trong thời gian tới.

Nhiệm kỳ vừa qua là một nhiệm kỳ đặc biệt nồng ấm giữa quan hệ hai nước. Vào năm 2017, nước Mỹ có tân Tổng thống, ông Donald Trump. Khi đó Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc là Thủ tướng Chính phủ và là lãnh đạo đầu tiên từ một nước thành viên ASEAN, lãnh đạo thứ 3 từ Đông Á, sau Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến gặp Tổng thống Hoa Kỳ. Đây cũng là nhiệm kỳ mà lần đầu tiên trong lịch sử quan hệ ngoại giao hai nước, một Tổng thống Hoa Kỳ tới thăm Việt Nam trong năm đầu tiên đương chức, khi tháng 11/2017, Tổng thống Donald Trump đến Việt Nam để dự Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC).

Chuyến đi tới Hoa Kỳ vào năm đó của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thuyết phục được chính quyền của ông Donal Trump rằng, hợp tác thương mại và đầu tư với Việt Nam không lấy đi việc làm, không ảnh hưởng quyền lợi của Hoa Kỳ, mà thực tế giúp thúc đẩy tăng trưởng, thúc đẩy việc làm và thúc đẩy xuất khẩu của cả hai bên. Từ năm 2005, Hoa Kỳ đã trở thành một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Kim ngạch thương mại hai chiều tăng trưởng ở mức 20% trong những năm gần đây. Hoa Kỳ tuy nhập siêu song tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sang Việt Nam tăng nhanh ở mức 77%, gấp 4 lần tốc độ tăng xuất siêu dịch vụ của Việt Nam. Chuyến đi đó của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã “cứu” được Việt Nam ra khỏi danh sách 16 quốc gia lợi dụng Hoa Kỳ.

Mở rộng mọi con đường để có được vắc-xin

Mối quan hệ hợp tác Việt Nam – Hoa Kỳ đã bước qua tuổi 20. Vào lúc này, giữa thời khắc nguy cấp vì đại dịch Covid-19, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, thêm một lần nữa thể hiện sự chân thành và trân trọng tình thân của hai quốc gia cùng với mong muốn có được nhiều hơn nữa vắc-xin cho người dân Việt Nam.

Theo Chủ tịch nước, mục tiêu đảm bảo đủ vắc-xin, triển khai nhanh, hiệu quả và an toàn kế hoạch tiêm vắc-xin ở tại thời điểm này có ý nghĩa chiến lược, quyết định rất lớn đến thành quả chống dịch, đưa xã hội trở lại nhịp sống bình thường cũng như thực hiện thắng lợi mục tiêu kép, vừa phòng chống dịch vừa đảm bảo phát triển kinh tế cho năm 2021 và những năm tiếp theo.

Trong các cuộc điện đàm gần đây với lãnh đạo cấp cao các nước như Trung Quốc, Nga, Nhật Bản..., Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ đều đã đề nghị các nước hỗ trợ tiếp cận các nguồn vắc-xin và hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất vắc-xin phòng chống Covid-19. Lãnh đạo đất nước đang nỗ lực mở rộng mọi con đường để có được vắc-xin để đạt mục tiêu toàn dân được tiêm chủng phòng ngừa dịch bệnh này.

Chậm một nhịp, bội phần gian khó


Vào ngày 18/2/2021, phiên họp đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán của Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII đã đồng ý về chủ trương mua và sử dụng vắc-xin phòng Covid-19 cho nhân dân.

Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao Ban Cán sự Đảng Chính phủ chỉ đạo Chính phủ, các bộ, ngành liên quan tổ chức tốt việc mua và sử dụng vắc-xin phòng Covid-19; đồng thời chỉ đạo đẩy mạnh nghiên cứu, tổ chức sản xuất vắc-xin phòng Covid-19 trong nước, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, thích ứng với các biến thể mới của virus SARS-CoV-2.

Chính phủ ngay sau đó đã ra Nghị quyết 21, ngày 26/2/2021 triển khai công việc này. Theo dự kiến của Bộ Y tế, cuối tháng 2/2021, nếu sắp xếp kịp chuyến bay và hoàn thiện tốt các thủ tục thì Việt Nam sẽ có khoảng 5 triệu liều vắc-xin phòng COVID-19 từ 2 nguồn là chương trình COVAX facility với 4,88 triệu liều và nhập khẩu hơn 117.000 liều. Như vậy, có khoảng 5 triệu liều để tiêm mũi thứ nhất cho 5 triệu người. Sau đó 3 tháng, có thể có thêm hơn 5 triệu liều vắc-xin phòng Covid-19 khác. Như vậy, Việt Nam là một trong những nước ở Đông Nam Á tiếp cận vắc-xin Covid-19 tương đối tốt.

Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, kế hoạch này không như dự kiến. Vào ngày 30/4/2021, khi ra thông điệp kêu gọi toàn dân chống đại dịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã đặc biệt lưu ý “việc triển khai quá chậm”.

Cho đến ngày 17/5/2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính triệu tập cuộc họp Thường trực Chính phủ về việc mua vắc-xin phòng Covid-19 và ra kết luận cuộc họp, đây là tình huống cấp bách, vì thế việc mua vắc-xin phải được xử lý theo quy định của pháp luật về các trường hợp đặc biệt, cấp bách và phải được thực hiện ngay. Ngày 18/5/2021, Chính phủ ra Nghị quyết của về việc mua vắc-xin Covid-19. Mọi thủ tục, quy trình về cấp phép lưu hành, kiểm định vắc-xin phòng Covid-19 được rút gọn tối đa.

Tình hình về nhập khẩu vắc-xin, theo Bộ Y tế, Việt Nam đã rất nỗ lực, là một trong những quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á ký hợp đồng mua vắc-xin phòng Covid-19 của AstraZeneca. Việt Nam cũng là 1 trong 92 quốc gia được COVAX facility hỗ trợ tới 38,9 triệu liều vắc-xin. Vừa qua, Bộ Y tế cũng đàm phán, ký thỏa thuận với Pfrizer để mua 30 triệu liều vắc-xin. Bộ Y tế đã đăng ký với COVAX để mua thêm khoảng 10 triệu liều vắc-xin phòng Covid-19 theo cơ chế cùng chia sẻ chi phí và tiếp tục đàm phán mua thêm 20 triệu liều vắc-xin Pfizer… Nhưng số lượng thực tế về đến Việt Nam là rất nhỏ giọt. Đến nay, số lượng người dân tiếp cận được vắc-xin mới trên 1 triệu người, tức là khoảng 1% dân số.

Đoàn Trần