【lyon vs lille】EVN đề xuất 3 phương án đấu thầu dự án điện mặt trời
Chạy đua điện gió,đềxuấtphươngánđấuthầudựánđiệnmặttrờlyon vs lille lo dẫm “vết xe đổ” điện mặt trời | |
Thủ tướng đồng ý bổ dung dự án điện mặt trời 450 MW vào quy hoạch | |
Bộ Công Thương chấp nhận tiếp tục mua điện mặt trời áp mái | |
Thông tin mới nhất về giá điện mặt trời sau ngày 30/6/2019 |
Ảnh: Nguyễn Thanh. |
Cụ thể, sau khi nghiên cứu và tham khảo cơ chế đấu thầu điện mặt trời của một số nước trên thế giới, EVN đề xuất 3 phương án.
Phương án 1:Đấu thầu cho từng dự án. Đối tượng áp dụng của phương án này là dự án lớn đã được bổ sung quy hoạch, có điều kiện thuận lợi về: Bức xạ tốt; điều kiện đấu nối tốt và đất đai/mặt nước và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định để thực hiện đấu thầu theo hình thức này.
Theo EVN, phương án này có ưu điểm là chủ đầu tư không phải chịu rủi ro về quy hoạch nguồn. Tuy nhiên, nhược điểm là chỉ phù hợp với các dự án lớn. Nếu dự án quy mô nhỏ sẽ tốn nhiều thời gian và chi phí tổ chức để có thể thu hút một lượng công suất lớn trong một giai đoạn nhất định.
EVN cho rằng giải pháp đấu thầu từng dự án không thể coi là giải pháp cứu cánh để thu hút một lượng công suất đáng kể điện mặt trời vào vận hành giai đoạn 2020-2025 để giảm thiểu nguy cơ thiếu điện.
Phương án 2 EVN đề xuất là đấu thầu đại trà, với đối tượng áp dụng là các dự án đã được các tỉnh đề xuất, đã phù hợp về quy hoạch đất đai các tỉnh.
Phương án này có ưu điểm kế thừa được cách thức phát triển dự án trước đây. Chủ đầu tư đã làm việc với tỉnh về đất đai và đã bỏ chi phí thực hiện một số giai đoạn phát triển dự án, nay chủ đầu tư tiếp tục có quyền phát triển dự án. Tuy nhiên để phát triển dự án thành công, chủ đầu tư phải tiết kiệm chi phí đưa ra giá chào tại điểm đấu nối ở mức cạnh tranh.
Bên cạnh đó, phương án này cũng kiểm soát được mục tiêu phát triển điện mặt trời trong phạm vi cả nước phù hợp với năng lực giải tỏa của hệ thống lưới điện hiện hữu trong môi trường cạnh tranh; mua được số lượng công suất lớn để đảm bảo phụ tải điện tăng trưởng lớn hàng năm; đảm bảo tính cạnh tranh trong đấu thầu thông qua việc xác định trước tổng công suất cần mua qua từng vòng đấu thầu và cơ chế thiết lập giá trần giảm dần qua từng vòng.
Phương án đấu thầu đại trà trong phạm vi cả nước được nhiều nước sử dụng đặc biệt là Nam Phi và Trung Quốc. Dù vậy, phương án này cũng có nhược điểm là cần có quy trình để sự phối hợp của các tỉnh, EVN và Bộ Công Thương.
Đặc biệt tại vòng sơ loại, cần có Quy trình và tiêu chí lựa chọn đảm bảo tính có thể dự báo được và tính có thể giám sát được từ phía các chủ đầu tư.
Phương án 3EVN đề xuất là đấu thầu khu vực, tương tự như phương án đấu thầu theo trạm biến áp (substation based bidding của Ngân hàng Thế giới), với đối tượng áp dụng là tất cả các chủ đầu tư có nhu cầu, đấu thầu tại các khu vực hoặc trạm biến áp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định.
Phương án này tương tự phương án đấu thầu theo trạm biến áp, tuy nhiên có bổ sung thêm công suất giải tỏa của các đường dây liên quan để tăng tính cạnh tranh, đồng thời có các ưu điểm khác tương tự phương án đấu thầu đại trà.
Phạm vi thực hiện có thể theo từng tỉnh và không cần bước sơ loại như phương án 2; có thể mua được công suất theo đúng nhu cầu tại từng khu vực cụ thể.
Dù vậy, nhược điểm là khó có thể tính toán và công bố được công suất có thể trao đổi qua từng trạm và đường dây hiện hữu, đặc biệt là các đường dây liên kết các trạm; khó có thể tích hợp yếu tố phụ tải của tỉnh, của vùng trong việc xem xét về giải tỏa công suất và bổ sung quy hoạch điện mặt trời.
Trên cơ sở phân tích như trên, EVN kiến nghị Bộ Công Thương xem xét, nghiên cứu để áp dụng đồng thời cả 3 phương án đấu thầu theo đề xuất của EVN.
Cụ thể: Phương án 1 đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư phát triển các dự án điện mặt trời có quy mô công suất lớn, điện mặt trời nổi đã bổ sung quy hoạch; phương án 2 sớm thực hiện đấu thầu đại trà để lựa chọn được lượng công suất lớn, giảm nguy cơ thiếu điện và phương án 3 áp dụng lâu dài.
Xem xét hoàn thiện cơ chế để thực hiện thí điểm đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư dự án điện mặt trời nổi (dự án do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đang giúp Bộ Công Thương hoàn thiện cơ chế) vào quý II/2020 và báo cáo Thủ tướng cho phép các dự án đã bổ sung quy hoạch và chưa ký Hợp đồng mua bán điện (PPA) với EVN được phép hưởng cơ chế giá cố định (FIT) mới.
Việc đưa vào vận hành thương mại (COD) cụ thể của từng dự án sẽ được EVN kiểm tra và thống nhất cụ thể trong PPA của từng dự án tùy thuộc vào điều kiện giải tỏa công suất đối với từng dự án.
Trường hợp không được Thủ tướng chấp thuận, đề nghị hoàn thiện cơ chế để tổ chức vòng đấu thầu đại trà đầu tiên đối với các dự án trên (điều kiện COD trước 30/6/2021) vào quý II/2020 và tiếp tục hoàn thiện cơ chế đấu thầu đại trà để áp dụng cho các dự án có COD sau 30/6/2021.
EVN cũng đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với ADB, EVN xem xét tác động môi trường của các dự án điện mặt trời nổi quy mô lớn trên 50MW trong các hồ thủy điện hiện có của EVN.
相关文章
Bộ GTVT nêu lý do không xem xét chu kỳ kiểm định theo số km xe chạy
Cuối năm 2022, tiêu cực trong hệ thống đăng kiểm được phát hiện, cơ quan chức năng tiến2025-01-26WB to help Việt Nam with COVID
WB to help Việt Nam with COVID-19 vaccine access, contract negotiation: officialJune 29, 20212025-01-26Việt Nam wants Cambodia to ensure welfare for people of Vietnamese origin
Việt Nam wants Cambodia to ensure welfare for people of Vietnamese originJune 10, 2021 - 17:32025-01-26Việt Nam proposes WHO to support and prioritise vaccine delivery
Việt Nam proposes WHO to support and prioritise vaccine deliveryJune 24, 2021 - 17:262025-01-26Hơn 25.000 trường hợp vi phạm bị xử phạt theo Nghị định 168 trong 2 ngày đầu năm
2 ngày đầu áp dụng mức phạt mới, công an cả nước đã xử phạt 682 trường hợp vượt đèn đỏ. Ảnh tư liệu2025-01-26- Việt Nam backs non-proliferation of weapons of mass destructionJune 04, 2021 - 10:072025-01-26
最新评论