Ca tư vấn cho gia đình 9 người nhiễm Covid-19
Cuộc điện thoại từ một gia đình ở Quận 10,ộcgọiđếnmáybácsĩtừgiađìnhcóngườilàbảng xếp hạng câu lạc bộ bóng đá adelaide united gặp newcastle jets TP.HCM. Người gọi điện hoảng hốt cho biết, nhà họ có 9 thành viên là F0. Trước đó, ngày 2/8, khi có kết quả, gia đình đã liên hệ Tổng đài 1022 để được tư vấn và hỗ trợ, sau đó y tế địa phương xuống theo dõi, hướng dẫn các F0 thực hiện việc cách ly, điều trị tại nhà.
Hai ngày sau, người nhà tiếp tục gọi Tổng đài 1022 báo 2 thành viên trong gia đình có triệu chứng ho nhiều, hít vào khó. Đây là khu vực phong tỏa nên đường dây điện thoại cấp cứu “nghẽn” liên tục, gia đình lại gọi sang Tổng đài 1022.
Qua điện thoại, bác sĩ tư vấn của Tổng đài 1022 hỏi triệu chứng từng F0 trong gia đình. Sau khi trấn an bệnh nhân, nam bác sĩ bắt đầu hướng dẫn phân loại nhóm người nguy cơ cao (2 người già 65, 66 tuổi), nhóm nguy cơ thấp (người trẻ, không có bệnh nền).
Anh hướng dẫn người có sức khỏe ổn định nhất trong nhà theo dõi, chăm sóc những người còn lại. Bác sĩ tư vấn tiếp cách để làm ấm hầu họng, tư thế nằm, tập thở… cho những người có biểu hiện khó thở. Anh cũng nhấn mạnh, nếu trường hợp có người dấu hiệu chuyển nặng (khó thở, co kéo, tím tái…), gia đình ngay lập tức gọi 115 để cấp cứu trong đêm.
Đó là một trong số hàng chục cuộc gọi điện thoại mỗi ca đến với bác sĩ, chuyên gia trực Tổng đài miễn phí 1022. Tổng đài được Sở Thông tin - Truyền thông và Sở Y tế TP.HCM phối hợp thành lập ngày 23/7. Khi bệnh nhân gọi đến, bấm phím 3 sẽ được 32 chuyên gia, bác sĩ tư vấn hỗ trợ các vấn đề liên quan sức khỏe và phòng chống Covid-19.
Mỗi ca có khoảng 10 người trực từ xa. Nhân viên tổng đài sẽ tự động kết nối cuộc gọi của người dân với số điện thoại bác sĩ đã đăng ký.
Ca trực chia làm 3 ca, mỗi ca kéo dài 2 tiếng. Nhu cầu cần tư vấn của người dân rất lớn. Có ca, bác sĩ nhận đến 50 cuộc gọi, vừa kết thúc cuộc này, người khác lại gọi đến. Thời gian trực là 2 tiếng nhưng có lúc người dân gọi vào số cá nhân, các bác sĩ, chuyên gia vẫn tiếp tục xử lý.
Theo các bác sĩ trực Tổng đài 1022, những ngày đầu nhiều tình huống khiến họ bối rối khi người dân gọi đến hỏi các vấn đề như: Tôi muốn về quê, phải làm sao? Tôi khó khăn quá, chưa được hỗ trợ thì phải làm thế nào?... Nhưng hiện tại, đa phần các câu hỏi đều đã đúng nội dung về sức khỏe, chuyên môn của bác sĩ.
Đồng hành cùng F0 điều trị tại nhà
Ca trực của bác sĩ gia đình Nguyễn Lê Thục Đoan bắt đầu từ 8-10h sáng tuy nhiên theo chị, người dân gọi bất kể lúc nào.
“Có cuộc gọi vào 5h sáng, có cuộc lúc 1h đêm. Những cuộc nào chưa kịp bắt máy, thấy số gọi nhỡ, tôi đều gọi lại tư vấn. Dù như vậy, chúng tôi đều thông cảm bởi qua giọng nói, bác sĩ đều cảm nhận được họ rất lo lắng”, chị nói thêm.
Mặc dù khá bận rộn với việc tư vấn nhưng BS Đoan nhấn mạnh: “So với các bác sĩ tuyến đầu, sự vất vả của chúng tôi không thấm vào đâu. Chúng tôi được làm việc tại nhà, còn các đồng nghiệp túc trực 24/24h ở bệnh viện lại phải đối mặt với nguy cơ lây nhiễm khi trực tiếp điều trị F0”.
Bác sĩ đo chỉ số Sp02 cho người dân tại bệnh viện dã chiến TP.HCM |
Theo BS Đoan, 3/4 cuộc gọi có nội dung hỏi về triệu chứng Covid-19, cách xử lý khi cách ly tại nhà, những vấn đề liên quan đến tiêm chủng Covid-19… Còn lại người dân thắc mắc về các bệnh lý khác (thoái hóa khớp, huyết áp, tiểu đường…) và cách xử lý khi dịch bệnh căng thẳng, không thể đến bệnh viện.
Việc đầu tiên khi tiếp nhận cuộc gọi, các bác sĩ đều tìm cách trấn an người dân và trường hợp F0 triệu chứng nhẹ, các bác sĩ đều khuyên nên tự cách ly, điều trị ở nhà.
“Tôi từng tư vấn cho một gia đình có 4 người F0 (bố mẹ, con và cháu). Họ cách ly ở tầng trên và tầng dưới là những người không nhiễm. Sau đó người bố trở nặng, người con muốn vào chung để chăm sóc. Tuy nhiên khi đo Sp02, chỉ người bố có chuyển biến nặng được đưa đến Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch.
Chúng tôi tiếp tục tư vấn cho các F0 còn lại và hướng dẫn họ những biện pháp tăng sức đề kháng, đảm bảo không lây nhiễm cho người nhà và cộng đồng. Hiện tại, cả gia đình họ đã ổn hơn”, BS Đoan kể.
Cũng là một trong số các bác sĩ, chuyên gia tư vấn tại Tổng đài 1022, Ths.BS Nguyễn Văn Đàn, Giảng viên ĐHYD TP.HCM đang công tác kiêm nhiệm tại Bệnh viện Thống nhất (TP.HCM) lại đảm nhiệm ca từ 7-9 tối.
Vào các ngày Thứ 2,4 và 6, sắp xếp công việc ở trường đại học, bệnh viện và gia đình, đúng 7h tối, Bs Đàn ngồi vào bàn bắt đầu ca, tư vấn cho người dân qua điện thoại.
Nhân viên Y tế TP.HCM vẫy tay chào các F0 khi họ lên xe về nhà tiếp tục cách ly. |
Ths.BS Nguyễn Văn Đàn chia sẻ, anh gặp khá nhiều cuộc gọi do F0 quá hoảng loạn, nhất quyết đòi phải nhập viện. Đó là cuộc gọi vào lúc nửa đêm của người nhà một người bệnh 37 tuổi, quận Bình Tân. Người bệnh có triệu chứng ho nhiều hơn, khó thở và không thể gọi cấp cứu để đến cơ sở y tế.
Do gia đình không có máy đo Sp02, bác sĩ hướng dẫn người thân cách đo nhịp thở cho F0 (đếm nhịp thở/phút). Nhận định tình hình người bệnh không quá nguy hiểm, bác sĩ trấn an, giải thích các triệu chứng và tư vấn cho F0 cách tập thở, thư giãn.
“Đến 4h sáng, người nhà gọi điện báo lại F0 đã ổn định hơn và tôi tư vấn cho họ cách tiếp tục các biện pháp theo dõi, chăm sóc F0 tại nhà”, anh nói.
Với trường hợp ca người bệnh trở nặng người nhà gọi 115 không được, các bác sĩ Tổng đài hướng dẫn người nhà liên tục gọi đường dây cấp cứu do có thể nghẽn mạng cục bộ.
Đồng thời, một người thân khác trấn an, hướng dẫn tư thế thở nằm sấp, xoa vùng ngực lưng cho F0 để cải thiện tình hình, chờ lực lượng y tế can thiệp. Bác sĩ cũng sẽ kết nối qua tổng đài riêng, báo về Sở y tế để điều phối, can thiệp giúp người bệnh.
>>> Cập nhật tình hình Covid-19 mới nhất
Ngọc Trang
Trưa 7/8, Hà Nội thêm 36 ca dương tính SARS-CoV-2
Sở Y tế Hà Nội cho biết, địa bàn vừa ghi nhận thêm 36 ca dương tính SARS-CoV-2. Từ sáng tới trưa nay, Hà Nội đã công bố 54 bệnh nhân.