发布时间:2025-01-11 04:20:29 来源:Empire777 作者:Cúp C1
Thành quả từ hiện đại hóa
Nhắc đến những ứng dụng CNTT phục vụ người dân, DN, trước hết phải nhắc đến những thành quả trong lĩnh vực Thuế và Hải quan.
Thống kê đến hết năm 2015, số DN sử dụng dịch vụ khai thuế điện tử đã lên tới 511.801, đạt 99% tổng số DN đang hoạt động trong cả nước với tổng số trên 28 triệu tờ khai nhận vào của hệ thống khai thuế qua mạng. Bên cạnh đó, 90,7% tổng số DN đang hoạt động cũng đã đăng ký tham gia nộp thuế điện tử qua cổng của Tổng cục Thuế, vượt gấp đôi mục tiêu Bộ Tài chính đặt ra 5 năm trước. Ngành Thuế cũng đồng hành cùng các ngân hàng thương mại để mở rộng triển khai dịch vụ nộp thuế điện tử. Đến nay, 43 ngân hàng thương mại đã ký kết thoả thuận hợp tác đồng hành cùng ngành Thuế để cung cấp dịch vụ nộp thuế điện tử. Chỉ tính riêng trong năm 2015, ngành Thuế đã thu 104.000 tỷ đồng vào ngân sách Nhà nước qua cổng thuế điện tử.
Việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong các hoạt động quản lý thuế gắn với quá trình cải cách, rà soát, cắt giảm bớt các thủ tục hành chính thuế đã góp phần giảm thời gian nộp thuế của DN từ 537 giờ/năm xuống còn 121,5 giờ/năm. Qua đó nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động cho hệ thống thuế; thực hiện minh bạch hoá TTHC thuế.
Trong lĩnh vực Hải quan, cho đến nay, 100% cơ quan Hải quan các tỉnh, thành phố đã thực hiện thủ tục hải quan điện tử thông qua Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS. Song song với việc triển khai Hệ thống VNACCS/VCIS, năm 2014 Tổng cục Hải quan đã nâng cấp các hệ thống vệ tinh của VNACCS/VCIS từ mô hình phân tán sang mô hình tập trung cấp Tổng cục. Kết quả là 100% các quy trình thủ tục hải quan cơ bản đã được tự động hóa trên phạm vi toàn quốc tới cấp Chi cục. Hơn 99,65% DN tham gia thực hiện thủ tục hải quan bằng phương thức điện tử.
Sau 1 năm triển khai chính thức, tổng kim ngạch XNK thực hiện qua Hệ thống này đạt 451,71 tỷ USD với số lượng tờ khai là 11,4 triệu tờ khai, số lượng DN tham gia là 66.000 DN. Việc triển khai Hệ thống VNACCS/VCIS đã rút ngắn thời gian làm thủ tục hải quan cho DN, giảm thiểu giấy tờ và đơn giản hóa hồ sơ hải quan. Hiện nay, thời gian tiếp nhận và thông quan đối với hàng luồng Xanh chỉ từ 3-5 giây, đối với hàng luồng Vàng, thời gian xử lý và kiểm tra hồ sơ không quá 2 giờ làm việc.
Triển khai hiệu quả Hệ thống VNACCS/VCIS cũng tạo tiền đề cho việc kết nối hệ thống Cơ chế một cửa quốc gia (NSW) với các bộ, ngành liên quan. Tới thời điểm hiện tại đã có 9/14 bộ, ngành kết nối. Thông qua NSW, DN, tổ chức, người dân không còn phải trực tiếp làm việc với từng cơ quan Nhà nước để hoàn thành các TTHC trước khi hàng hóa, phương tiện được thông quan nên giảm bớt phiền hà, tiêu cực; giảm chi phí cũng như thời gian chuẩn bị hồ sơ. Đến nay, về mặt số lượng, 30% tổng số các TTHC cấp phép cho hàng hóa XNK và phương tiện vận tải xuất nhập cảnh, quá cảnh đã được kết nối NSW.
Những kết quả nói trên đã nhận được sự ghi nhận tích cực từ phía người dân, DN và các tổ chức liên quan.
Cung cấp 31 dịch vụ công cấp 3
Một trong những kết quả đáng chú ý nhất chính là 100% đơn vị của Bộ Tài chính từ cấp tỉnh trở lên đều đã có Cổng thông tin điện tử hoặc Trang thông tin điện tử đáp ứng được yêu cầu về tính chính xác và kịp thời phục vụ người dân, DN, các tổ chức trong và ngoài nước. Theo thống kê đến hết năm 2015, ngoài Cổng Thông tin điện tử Bộ Tài chính, ngành Tài chính còn có 110 Cổng/Trang Thông tin điện tử, trong đó tất cả các cơ quan ở Trung ương như Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Ủy ban chứng khoán Nhà nước, Tổng cục Dự trữ Nhà nước, Kho bạc Nhà nước; 63/63 đơn vị Thuế; 31/34 đơn vị Hải quan có; 1/2 đơn vị trực thuộc Ủy ban Chứng khoán; 10/10 tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ.
Theo đánh giá, toàn bộ Cổng/Trang Thông tin điện tử nói trên đều bảo đảm cho tổ chức, cá nhân truy nhập thuận tiện; bảo đảm tính chính xác và sự thống nhất về nội dung; cập nhật thường xuyên và kịp thời với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành và văn bản pháp luật có liên quan; quy trình, TTHC được thực hiện bởi các đơn vị trực thuộc, tên của người chịu trách nhiệm trong từng khâu thực hiện quy trình, TTHC, thời hạn giải quyết các TTHC; thông tin tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện pháp luật, chế độ, chính sách, chiến lược, quy hoạch chuyên ngành,…
Cũng sau 5 năm nỗ lực, đến nay, Bộ Tài chính đã cung cấp 31 dịch vụ công mức độ 3 thực hiện 439 thủ tục hành chính. Trong đó, tại cơ quan Bộ có 57 thủ tục hành chính ứng với 9 dịch vụ công, Thuế có 169 thủ tục hành chính ứng với 6 dịch vụ công, Hải quan có 102 thủ tục hành chính ứng với 5 dịch vụ công, Kho bạc có 20 thủ tục hành chính ứng với 3 dịch vụ công, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có 91 thủ tục hành chính ứng với 8 dịch vụ công. Đặc biệt, các dịch vụ công của Tổng cục Thuế và 5 dịch vụ công của Tổng cục Hải quan đạt mức độ 4, tương đương 35% trên tổng số TTHC.
3 mục tiêu cốt lõi
Bước sang năm 2016, Bộ Tài chính đã sớm chuẩn bị và chính thức ban hành Kế hoạch ứng dụng CNTT 5 năm 2016-2020 những nội dung kĩ lưỡng, mang tính chất khả thi cao với những dự án, công việc, đề cương chi tiết, cụ thể.
Chia sẻ kế hoạch này, ông Đặng Đức Mai - Cục trưởng Cục Tin học và Thống kê tài chính cho biết, Bộ Tài chính đặt ra 3 mục tiêu cốt lõi cần phải đạt được. Trước hết là sẽ tập trung xây dựng các dịch vụ công tài chính (mức 3 và mức 4- mức độ dịch vụ công cao nhất) phục vụ người dân, DN và các tổ chức; gắn kết giữa ứng dụng CNTT với cải cách hành chính, hiện đại hóa trong các lĩnh vực quản lý tài chính; tăng cường chia sẻ thông tin,... Thứ hai là xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành Tài chính theo công nghệ hiện đại; áp dụng các công cụ khai thác dữ liệu hiện đại hỗ trợ cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và điều hành. Hay nói cách khác là biến những dữ liệu, những con số thành thông tin và mang lại giá trị cho người dùng. Thứ ba là hoàn thiện hạ tầng công nghệ, trong đó nổi bật là hạ tầng truyền thông thống nhất toàn ngành phải được duy trì ổn định, an toàn, đảm bảo tất cả các ứng dụng cốt lõi có hệ thống dự phòng.
Thực hiện các mục tiêu này, trong giai đoạn 2016-2020, Bộ Tài chính sẽ triển khai tổng số 124 dự án và 256 nhiệm vụ trọng tâm, trong đó tiếp tục quan tâm phát triển các ứng dụng CNTT phục vụ người dân, DN với các chỉ tiêu như 100% các dịch vụ công được cung cấp trực tuyến tối thiểu ở mức độ 3 thông qua Cổng Thông tin điện tử Bộ Tài chính; 30% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý trực tuyến tại mức độ 4; tối thiểu 90% số người nộp thuế được tiếp cận đầy đủ, kịp thời các thông tin về thay đổi chính sách, TTHC thuế; 95% DN thường xuyên sử dụng các dịch vụ thuế điện tử; 95% DN nộp thuế điện tử; 95% hồ sơ hoàn thuế được nộp và trả kết quả qua mạng; 80% cá nhân kinh doanh nộp thuế qua dịch vụ thuế điện tử hoặc qua hình thức xã hội hóa dịch vụ thu hộ,…
Ông Mai nhấn mạnh thêm: Đối với Bộ Tài chính, ngoài Kế hoạch ứng dụng CNTT chung của Ngành còn có 6 kế hoạch riêng của các đơn vị hệ thống sẽ được triển khai trong 5 năm tới. Vì thế, để thực hiện thành công kế hoạch của toàn Ngành, điều quan trọng là phải phân khai kế hoạch cho tốt và luôn nắm vững mục tiêu để điều chỉnh cho phù hợp. Bất cứ dự án hoặc một kế hoạch nào để triển khai đều cần phải có sự phối hợp. Tới đây, Cục Tin học và Thống kê tài chính- đơn vị chủ trì cấp Bộ- sẽ tiếp tục duy trì sự phối hợp nhịp nhàng với các đơn vị hệ thống thông qua việc thường xuyên giao ban định kỳ để cùng nhau thúc đẩy công việc và có những điều chỉnh kịp thời khi có vướng mắc, khó khăn. Điều này sẽ là một trong giải pháp tích cực để việc ứng dụng CNTT được suôn sẻ, đạt được những mục tiêu đã đặt ra hàng năm và cả giai đoạn.
Trong giai đoạn 2016-2020, Bộ Tài chính sẽ triển khai tổng số 124 dự án và 256 nhiệm vụ trọng tâm, trong đó tiếp tục quan tâm phát triển các ứng dụng CNTT phục vụ người dân, DN với các chỉ tiêu như 100% các dịch vụ công được cung cấp trực tuyến tối thiểu ở mức độ 3 thông qua Cổng Thông tin điện tử Bộ Tài chính; 30% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý trực tuyến tại mức độ 4; tối thiểu 90% số người nộp thuế được tiếp cận đầy đủ, kịp thời các thông tin về thay đổi chính sách, TTHC thuế; 95% DN thường xuyên sử dụng các dịch vụ thuế điện tử; 95% DN nộp thuế điện tử; 95% hồ sơ hoàn thuế được nộp và trả kết quả qua mạng; 80% cá nhân kinh doanh nộp thuế qua dịch vụ thuế điện tử hoặc qua hình thức xã hội hóa dịch vụ thu hộ,… |
相关文章
随便看看