Khám chữa bệnh cho người dân ở vùng cao
Tại cuộc tiếp xúc,ỉđóngbảohiểmytếkhinằmviệnÔmlovàongườkèo nhà cái 5 chấm net cử tri huyện Nam Đông mới đây, nhiều cử tri đã kiến nghị lãnh đạo tỉnh tạo điều kiện cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số phát triển bền vững, trong đó tiếp tục hỗ trợ chính sách BHYT cho người dân. Bà Hoàng Thị Lệ ở Thượng Quảng kiến nghị: Tỉnh cần có chính sách hỗ trợ BHYT cho người dân ở các xã khu vực 3, gồm Thượng Quảng, Thượng Nhật, Thượng Lộ và Hương Sơn. Theo bà Lệ, với giá viện phí như hiện nay, một người ốm không có BHYT là gia đình có nguy cơ cao rơi vào “bẫy nghèo”.
Sau khi thực hiện Quyết định 861/QĐ-TTg ngày 4/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2025, ở hai huyện Nam Đông và A Lưới có đến 7.000 người chịu sự tác động từ quyết định này khi xã, thị trấn nơi họ đang sinh sống từ xã vùng 3 lên xã vùng 1. Đồng nghĩa, chính sách hỗ trợ đóng BHYT cho người dân tộc thiểu số và người kinh đang sinh sống tại vùng đặc biệt khó khăn trước đây do ngân sách Nhà nước chi trả, từ ngày 1/7/2021 sẽ do người dân chi trả.
Dẫu trước đó cả năm, các ngành liên quan đã có nhiều cách thức vận động nhưng đến thời điểm này vẫn còn 3.700 người ở các xã lên nông thôn mới ở hai huyện Nam Đông và A Lưới chưa có thẻ BHYT. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đồng bào chưa mặn mà, khi nhiều gia đình đông con, trong khi số tiền phải nộp lên đến bạc triệu, nhất là trong mùa dịch COVID-19 kéo dài khiến nhiều người thất nghiệp triền miên. Cũng không ngoại trừ tâm lý ỷ lại của đồng bào do bao năm được Nhà nước bao cấp thẻ BHYT.
Ông Nguyễn Văn Hiển, Giám đốc BHXH huyện A Lưới cho hay, các xã trên địa bàn mặc dù đã hoàn thành chương trình nông thôn mới, nhưng hầu hết mới hoàn thành các chỉ tiêu ở mức tối thiểu. Không có thẻ BHYT, đồng bào đau ốm gặp khó khăn, thế nên, hễ có người nằm viện, họ lại cuống cuồng mua thẻ BHYT. Tất nhiên, cũng không thể chi trả viện phí cho họ liền khi thẻ BHYT có giá trị sau 30 ngày tham gia nên người dân gặp khó khăn. Cũng theo ông Hiển, BHXH A Lưới đã có văn bản đề xuất UBND huyện hỗ trợ người dân ở các xã này 60% kinh phí mua thẻ BHYT trong 3 tháng cuối năm nhưng vẫn chưa có chính sách hỗ trợ. Ngoài ra, các đơn vị kêu gọi các mạnh thường quân hỗ trợ thẻ BHYT cho đồng bào nhưng không khả quan do dịch COVID-19 ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp.
Với hơn 4.500 người dân phải mua thẻ BHYT hộ gia đình trong năm 2021, BHXH huyện Nam Đông cũng không khá hơn, mặc dù đã chủ động thực hiện nhiều giải pháp. “Chúng tôi đã mở rộng mạng lưới BHYT xuống tận các thôn, bản đặc biệt chú ý việc tuyển dụng các cán bộ thôn, tổ dân phố là người địa phương, người dân tộc thiểu số để tập huấn kỹ năng nghiệp vụ. Bất cứ giờ nào, hễ có người dân ở nhà là chúng tôi đến vận động, nhà ở cách nhau rất xa nên nhiều đại lý phải tranh thủ buổi tối đến tận nhà để tuyên truyền. Thậm chí, có nhiều đại lý thu đã cho người dân mượn tiền hoặc cho trả góp để kịp thời nối thẻ, nhất là những người mắc bệnh mãn tính”, ông Nguyễn Định, Giám đốc BHXH huyện Nam Đông cho hay.
Đã gần 4 tháng đồng bào dân tộc ở các huyện miền núi hết hạn thẻ BHYT. Số người dân cần thẻ để khám chữa bệnh ngày càng nhiều cũng là vấn đề đặt ra cho các ngành liên quan. Bên cạnh việc tuyên truyền vận động, kêu gọi các nhà hảo tâm hỗ trợ thẻ BHYT thì BHXH Thừa Thiên Huế tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp như đề xuất hỗ trợ 12 tháng với mức 60%, trong đó tỉnh hỗ trợ 30%, huyện, thị xã hỗ trợ 30%, người dân chỉ đóng 40%. Với phương án này, trước mắt đảm bảo quyền lợi khám, chữa bệnh của người dân, góp phần tăng tỷ lệ bao phủ BHYT toàn dân, từng bước thực hiện hiệu quả các chương trình an sinh xã hội trên địa bàn.
Bài, ảnh: Huế Thu