您现在的位置是:La liga >>正文
【ti so psv】Đồng bằng sông Cửu Long: Tư duy "mở" và hướng đi đột phá để cất cánh
La liga4人已围观
简介Cơ sở hạ tầng là một trong những nguyên nhân khiến cho sự phát triển kinh tế - xã hội của các vùng c ...
Cơ sở hạ tầng là một trong những nguyên nhân khiến cho sự phát triển kinh tế - xã hội của các vùng chưa đáp ứng được kỳ vọng. Ảnh minh hoạ |
Nhận diện những “rào cản”
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có vị trí thuận tiện trong giao thương với các nước ASEAN và Tiểu vùng sông Mekong, có lợi thế về phát triển nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm, du lịch, năng lượng tái tạo.
Xây dựng chuỗi giá trị cho các sản phẩm nông nghiệp chế biến sâuXây dựng chuỗi giá trị cho các sản phẩm nông nghiệp chế biến sâu đang trở thành xu hướng quan trọng để gia tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm và tạo ra cơ hội xuất khẩu cao hơn. Việc chế biến sâu các sản phẩm nông nghiệp như trái cây, rau củ, hải sản không chỉ giúp tăng giá trị sản phẩm mà còn tạo ra cơ hội việc làm cho người lao động địa phương - PGS.TS. Nguyễn Hữu Huân |
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, thời gian qua, kinh tế của vùng tuy tăng trưởng khá nhưng chưa bền vững. Thẳng thắn nhìn nhận thì vùng vẫn còn nhiều hạn chế, khả năng cạnh tranh và tiêu thụ nhiều loại nông sản chưa cao. Hoạt động liên kết vùng chưa hiệu quả. Ứng dụng khoa học - công nghệ còn chậm. Môi trường đầu tư kinh doanh của một số địa phương trong vùng còn chưa thực sự hấp dẫn, chưa thuận lợi để thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
Vấn đề di dân và thiếu lực lượng lao động là một trong những thách thức lớn mà các khu vực với tốc độ tăng trưởng dân số thấp phải đối mặt. Sự di cư lao động đến các khu vực phát triển hơn như Đông Nam Bộ và các vùng khác thường xảy ra, do cơ hội việc làm tốt hơn và mức thu nhập cao hơn. Tuy nhiên, hậu quả của việc này là các khu vực gốc phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt lực lượng lao động tại chỗ, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp và dịch vụ. Điều này ảnh hưởng đến năng suất lao động và khả năng cạnh tranh kinh tế của các khu vực này.
Hiện nay, cơ sở hạ tầng cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến cho sự phát triển kinh tế và xã hội của các vùng chưa đáp ứng được kỳ vọng.
Các vùng này thường chỉ được phục vụ bởi duy nhất một tuyến cao tốc, như quốc lộ 1A và một số tuyến đường kết nối khác đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng.
Hướng đi đồng bộ trong bối cảnh mới
Chia sẻ với phóng viên TBTCVN, PGS.TS. Nguyễn Hữu Huân – Giảng viên cao cấp Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, cho biết năm 2024, các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội mặc dù đạt được nhiều thành tựu nhưng vẫn còn khiêm tốn so với tiềm năng phát triển của vùng. Do đó, năm 2025 là cột mốc quan trọng để đẩy nhanh phát triển vùng ĐBSCL nhờ những chính sách mới.
Trước mắt, vùng cần tăng cường đầu tư vốn phát triển hạ tầng giao thông, trong đó bao gồm việc xây dựng thêm nhiều cao tốc kết nối các tỉnh trong khu vực. Các tuyến đường liên huyện, liên xã cũng cần được nâng cấp để tăng khả năng phù hợp cho phát triển kinh tế và xã hội.
TSKH. KTS Ngô Viết Nam Sơn cũng cho rằng, hiện giờ, mạng lưới đường bộ cao tốc của ĐBSCL kết nối vùng rất kém. Do đó, thật sự rất cần vận động nguồn ngân sách trung ương, cũng như thể chế để hợp tác tìm kiếm nguồn ngân sách công tư xã hội hóa, sớm xây dựng xong hạ tầng kết nối vùng này.
“Bài toán ở đây là vốn trung ương cho, hay thể chế đều chỉ mang tính chất “mồi” để phát triển ban đầu. Nhưng đừng quên khi phát triển những dự án kết nối vùng thì song song phải có tư duy “mở” để nhìn thấy được cơ hội đang mở ra từ chính những dự án kết nối vùng đó” - TSKH. KTS Ngô Viết Nam Sơn nói.
PGS.TS. Nguyễn Hữu Huân chia sẻ thêm, điều quan trọng nữa, vùng cần chú trọng phát triển các ngành công nghiệp thâm dụng lao động, đây có thể là một giải pháp hiệu quả để tăng cường sức cạnh tranh và phát triển kinh tế cho các vùng chưa đáp ứng kỳ vọng. Lợi thế cạnh tranh của địa phương thường nằm ở lực lượng lao động đồng đảo và giá rẻ, điều này tạo ra môi trường thuận lợi cho việc phát triển các ngành công nghiệp lao động tập trung.
“Các ngành công nghiệp như dệt may, giày da được xem là những ngành có tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong các vùng này. Sự phát triển của các ngành này không chỉ tạo ra cơ hội việc làm cho lực lượng lao động địa phương mà còn thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), từ đó góp phần vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống và tăng cường khả năng cạnh tranh kinh tế của vùng.
“Việc phát triển các ngành công nghiệp thâm dụng lao động cũng giúp vùng có khả năng cạnh tranh với các khu vực phát triển mạnh như Đông Nam Bộ và thậm chí cả các quốc gia khác như Campuchia, Bangladesh. Bằng việc tận dụng lợi thế về lực lượng lao động và chi phí lao động thấp, các vùng có thể thu hút các nhà đầu tư và doanh nghiệp trong và ngoài nước, tạo ra cơ hội phát triển bền vững cho ngành công nghiệp và kinh tế địa phương” - PGS.TS. Nguyễn Hữu Huân lưu ý.
Theo PGS.TS. Nguyễn Hữu Huân, để thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp thâm dụng lao động, cần có sự đầu tư vào công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng và cải thiện môi trường kinh doanh. Ngoài ra, cần có chính sách hỗ trợ và khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào các ngành này, đồng thời thúc đẩy hợp tác giữa các doanh nghiệp, trường học và chính phủ để tạo ra môi trường kinh doanh tích cực và bền vững.
Cùng với đó, vùng ĐBSCL cần tăng cường xuất khẩu nông sản - thủy sản. Đây cũng là một trong những lĩnh vực có tiềm năng lớn để tạo ra nguồn thu nhập ổn định cho các vùng chưa đáp ứng kỳ vọng.
Tuy nhiên, để khai thác hết tiềm năng của ngành này, cần tăng cường đa dạng hóa thị trường và mở rộng xuất khẩu đến các khu vực mới, như Trung Đông, châu Phi, để giảm sự phụ thuộc vào các thị trường truyền thống.
Tags:
相关文章
Theo dõi chặt chẽ dịch bệnh do virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc
La ligaCục Y tế dự phòng cho biết, ngày 2/1/2025, một số trang thông tin điện tử nước ngoài đưa tin về một ...
【La liga】
阅读更多Sai phạm thi cử ở Sơn La, Hà Giang: Không tiếp nhận thí sinh vào ĐH nếu kết quả thi bị hủy
La ligaCơ quan Công an đang điều tra những sai phạm trong kỳ thi quốc gia vừa qua tại Sơn La, Hà Giang và c ...
【La liga】
阅读更多Hà Nội: Cụ thể hóa giá sản phẩm dịch vụ công ích thủy lợi
La ligaĐối với diện tích trồng rau, màu mức giá dịch vụ công ích thủy lợi được tính bằng 40% mức giá dịch v ...
【La liga】
阅读更多
热门文章
- Agribank nỗ lực cao nhất hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2025
- Chút bâng khuâng với “lâu đài tuổi thơ”
- Nhiều kỹ thuật mới hỗ trợ can thiệp hiếm muộn
- Hàng giả, hàng lậu vẫn diễn biến phức tạp
- Tiếp tục đề nghị truy tố bà Nguyễn Phương Hằng cùng 4 đồng phạm
- Chương trình hành động của Chính phủ về cải cách chính sách tiền lương
最新文章
-
NA Standing Committee discusses preparations for legislature's extraordinary session
-
Phê duyệt tổng biên chế công chức năm 2019
-
Để 'đêm kinh hoàng' không tái diễn
-
Các chuyên gia hàng đầu thế giới quy tụ bàn về chỉnh nha học đường
-
Tăng gần 640 lượt xe khách, 50.000 vé tàu phục vụ hành khách phía Bắc dịp 2/9
-
Còn địa phương chậm phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành