【ltd gh】Ra mắt gốm raku

  发布时间:2025-01-25 22:46:41   作者:玩站小弟   我要评论
Đích đến của ông Olivier Oet là Trung tâm đào tạo nghề và gi ltd gh。

Đích đến của ông Olivier Oet là Trung tâm đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người khuyết tật-Trẻ em khó khăn Hy vọng (Hope Centre) ở 20 Nhật Lệ,ắtgốltd gh TP Huế. Tại đây, một xưởng thực hành được tài trợ, cùng thiết bị và cả men màu đều do Oet mua từ Pháp đem qua. Xưởng gốm mang tên Vincent Marie Oet, để kỷ niệm Vincent Marie Oet - người em của Olivier Oet, cũng bị tật nguyền, vừa mất năm ngoái. Cảnh ngộ của Vincent Marie Oet chính là động lực để bố mẹ của họ thành lập tổ chức E.S.A.T (Etablissemet De Services Et D’aide Par Le Travail) tại Paris từ năm 1974 dành cho người khuyết tật, có hoàn cảnh đặc biệt. Đến nay E.S.A.T đã có ba trung tâm tại Paris.

Công việc không hề dễ dàng bởi kỹ thuật làm gốm rất khó, kể cả dân tạo hình chuyên nghiệp cũng thấy ngại. Và càng khó hơn với Olivier Oet khi học viên đều là trẻ khuyết tật vốn đã khó khăn, hạn chế trong mọi sinh hoạt đời thường, cộng thêm sự bất đồng ngôn ngữ và văn hóa. Để hướng dẫn họ làm những sản phẩm đầu tiên thật khó khăn dù có sự giúp sức của Minh Nhật - một cán bộ của cơ sở được đào tạo hai tháng về gốm raku tại E.S.A.T. Phải mất nhiều thời gian, một vài học viên mới tạm nhập cuộc, làm quen với đất sét và nặn được vài ba món đơn giản, nhưng cũng có học viên cứ lặp đi lặp lại thao tác, nhào rồi nặn mãi những hình khối không rõ ràng.

Ông Olivies Oet hướng dẫn học viên khuyết tật cách thức làm gốm

Không nản lòng, Olivier Oet kiên nhẫn, bắt tay chỉ việc, thị phạm từng bước, từng bước một cho từng người. Để tìm nguyên liệu địa phương phù hợp với kỹ thuật làm gốm raku, ông không ngại lặn lội đến các lò gạch xã Hương Vinh, Hương Trà để tìm đất sét hay xuống khu công nghiệp Phú Bài dò tìm nguồn men nhẹ lửa. Cuối cùng, những mẻ gốm raku lần lượt ra lò trong sự trầm trồ ngạc nhiên của cả thầy lẫn trò vào những ngày cuối tháng 7 năm 2013.

Lần nào Oliver Oet đến cũng chỉ với một mong ước duy nhất là mỗi khi kết thúc khóa huấn luyện, những học viên được đào tạo có thể tự tạo ra những sản phẩm gốm raku theo cách riêng của chính họ và quan trọng nhất là từ đó, trung tâm có thêm một dòng sản phẩm gốm để phục vụ du khách tham quan, góp phần đa dạng hóa các mặt hàng sản xuất đang còn khá khiêm tốn tại đây.

Sản phẩm gốm raku đầu tiên ra lò

Năm nay, bên cạnh việc truyền dạy cho các học viên tiếp tục phát triển mẫu mã sản phẩm, để tạo hiệu ứng lan tỏa về gốm raku và gây sự chú ý của nhiều người, nhiều giới đối với trung tâm, Oliver Oet đã mở một workshop cho nhiều nghệ sĩ và những ai quan tâm. Tham gia thực hành có họa sĩ Lê Bá Cang, Trần Tuấn, Nguyễn Hóa, Hà Mi, Minh Nguyệt, Hiền Lê... Sau khóa học, nhiều nghệ sĩ đã quay trở lại vì họ cảm thấy hứng thú với quy trình nung hai lần và cách tạo màu đầy ngẫu hứng giữa sự tương tác đất, men màu và ngọn lửa. Một số hướng dẫn viên du lịch cũng đã đến để quan sát và trao đổi cách thức mở tour cho du khách đến để chế tác ra vài món đồ lưu niệm bằng gốm raku mang thương hiệu gốm của Trung tâm Hy vọng, như là một dấu ấn đặc biệt khi tham quan Cố đô Huế.

Olivies Oet bảo, trong tiếng Nhật, raku có nghĩa là sự thích thú, sự hài lòng, niềm vui, hạnh phúc và ông muốn mang thông điệp này đến cho mọi người.

Bà Nguyễn Thị Hồng, Giám đốc trung tâm cũng cho biết, một số sản phẩm gốm của học viên đã được khách tham quan mua, chưa nhiều, nhưng là tin vui, mang lại hy vọng cho trung tâm.

相关文章

最新评论