发布时间:2025-01-26 00:42:35 来源:Empire777 作者:Nhà cái uy tín
Nợ thuế trung bình của các nước OECD là 21,ệmxóanợthuếcủamộtsốnướctrênthếgiớracing genk vs5%
Nghiên cứu về tình hình nợ thuế của một số nước trên thế giới cho thấy, nhiều nước có tỷ lệ nợ thuế chiếm khá lớn trong tổng thu ngân sách. Theo số liệu khảo sát của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) về tình hình nợ thuế năm 2013 cho thấy, tỷ lệ nợ thuế trung bình của các nước trong khối OECD là 21,5%, trong đó một số nước có tỷ lệ nợ thuế rất cao như Chi lê là 68,6%; Hy Lạp là 132,7%; Ý là 190,8%...
Nếu loại trừ các nước có tỷ lệ nợ thuế cao ở trên, thì tỷ lệ nợ thuế trung bình của các nước OECD là khoảng 9,2% (khoảng 20/33 nước có tỷ lệ nợ thuế dưới 10%, trong đó có Úc, Nhật Bản, Niu Di Lân, Hàn Quốc).
Xóa nợ khi người nộp thuế bị phá sản
Chính sách này được Croatia áp dụng từ nhiều năm nay. Cụ thể, chính sách xoá nợ thuế được áp dụng cho các trường hợp: Nợ thuế không thu hồi được sau khi thực hiện các biện pháp thu hồi nợ; đối tượng bị thu hồi nợ thuế chết mà không còn bất động sản hay động sản để thực hiện thu hồi nợ; đối tượng nộp thuế bị phá sản, không có khả năng trả nợ thuế. Việc thu hồi nợ thuế đưa đối tượng bị thu hồi nợ và gia đình họ vào tình trạng không đáp ứng nổi các nhu cầu sống cơ bản và đối tượng nộp thuế yêu cầu được xoá nợ.
Trong khối các nước Đông Nam Á, thì tỷ lệ nợ thuế trên tổng thu thuế trong năm cũng không đồng đều giữa các nước, số liệu năm 2011 cho thấy, Singapore là nước có tỷ lệ nợ thuế thấp nhất trong khu vực, cũng như so với các nước trên thế giới là 1,7%. Nước có tỷ lệ nợ thuế trên tổng thu thuế cao nhất trong khu vực Đông Nam Á là Campuchia với tỷ lệ là 22,2%, Malaysia là 10,3%, Indonesia là 6,8%... Trung bình 7 nước ASEAN là 8,5%.
Để tháo gỡ khó khăn cho các đối tượng nợ thuế, một số nước đã thực hiện chính sách xóa nợ thuế cho những đối tượng không có khả năng thanh toán (đã chết, phải phá sản, mất tích…), hoặc việc thanh toán khoản nợ thuế làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người nộp thuế.
Tỷ lệ tiền thuế được xóa nợ trên tổng số nợ thuế của các nước cũng khác nhau, nhưng chủ yếu trong khoảng từ 7-10% (số liệu năm 2011). Một số nước như Nga, Úc tỷ lệ này khá cao lần lượt là 29% và 27% (số liệu cập nhật năm 2011).
Thẩm quyền xóa nợ thuế của các nước cũng có sự khác nhau. Ở một số nước, việc ban hành quyết định xóa nợ thuế thuộc thẩm quyền của Chính phủ trên cơ sở đề xuất của Bộ Tài chính như Serbia; một số nước do Bộ Tài chính quyết định như Croatia, Indonesia, Latvia… Tuy nhiên, cũng có một số nước phân cấp theo giá trị của khoản nợ thuế được xóa như Hungary, Úc.
Cụ thể, tại Hungary, cơ quan thuế ra quyết định hủy bỏ số thuế còn nợ của đối tượng nợ thuế, nếu việc cưỡng chế thuế không có kết quả, hết thời hiệu, hoặc khoản nợ thuế nhỏ dưới 1.000 fô-rint (tương đương 5 triệu đồng).
Chính sách xóa nợ thuế khá đơn giản
Đối tượng được xóa tiền nợ thuế ở các nước chủ yếu là các đối tượng như: Phá sản, người nộp thuế đã chết, mất tích…; những đối tượng không có khả năng để trả tiền thuế, hoặc một số trường hợp mà khi việc thanh toán nợ thuế sẽ làm ảnh hưởng đến cuộc sống của bản thân người nộp thuế, cũng như người phụ thuộc.
Bên cạnh đó, đối với các khoản nợ thuế của các doanh nghiệp trong tiến trình cổ phần hóa, hoặc sắp xếp lại doanh nghiệp cũng được xem xét để xóa tiền nợ thuế. Tùy từng tình hình thực tế của mỗi nước sẽ có chính sách xóa nợ phù hợp khác nhau.
Tại Serbia, có 4 trường hợp được xóa nợ thuế, đó là khi có quyết định phá sản (với điều kiện người nộp thuế không có tài sản để thanh toán các khoản nợ thuế, hoặc tài sản có giá trị nhỏ hơn số thuế phải nộp); có thể xóa nợ toàn bộ hay một phần nợ thuế đối với các trường hợp đang trong trong quá trình tư nhân hóa, hoặc sắp xếp lại doanh nghiệp; người chết không có tài sản; đối với những người mất tích mà tài sản còn lại của họ không đủ để trả tiền thuế sẽ được xóa nợ một phần.
Với Hungary, khi có đề nghị của cá nhân người nộp thuế, cơ quan thuế có thể giảm, hoặc xoá nợ thuế (trừ những khoản nợ bắt buộc) đối với các khoản phạt, hoặc nợ phụ thu của cá nhân mà việc nộp phạt có thể gây nguy hại nghiêm trọng đối với cuộc sống của người nộp thuế và người thân cùng sống với người nộp thuế.
Trên cơ sở đó, cơ quan thuế có thể xoá các khoản thuế còn nợ khi xem xét tới thu nhập, hoàn cảnh tài chính và xã hội của đối tượng này. Ngoài ra còn thực hiện việc xóa nợ thuế đối với các khoản thuế, phí trong trường hợp bất khả kháng, hoặc thiên tai gây ảnh hưởng cho nhiều người.
Riêng với nước Úc, việc xóa nợ thuế chủ yếu áp dụng cho cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đối tượng được xóa nợ thuế là những đối tượng gặp phải những hoàn cảnh khó khăn, hoặc đặc biệt khó khăn khi người nộp thuế không thể tự đáp ứng được nhu cầu tối thiểu: Không có thức ăn, chỗ ở, quần áo, điều trị y tế, tiếp cận dịch vụ giáo dục, hoặc nhu cầu cần thiết khác cho bản thân và gia đình..../.
Nhật Minh
相关文章
随便看看