【đá bóng tây ban nha】Thị trường tài chính Việt Nam duy trì đà tăng trưởng tích cực
Huy động vốn qua thị trường chứng khoán đạt 757 nghìn tỷ đồng Báo cáo “Thị trường tài chính Việt Nam 2021 và triển vọng 2022” vừa được Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) công bố ngày 25/5/2022 cho thấy, năm 2021, lợi nhuận ròng của các doanh nghiệp niêm yết trên cả 3 sàn (HoSE, HNX, UpCOM) tăng 49,5%. Báo cáo “Thị trường tài chính Việt Nam 2021 và triển vọng 2022” tập trung vào 3 nội dung chính: đánh giá khái quát về tình hình kinh tế và thị trường tài chính thế giới và Việt Nam trong năm 2021; nhận định về triển vọng thị trường tài chính thế giới và Việt Nam trong năm 2022; kiến nghị chính sách. Theo đó, đánh giá khái quát về tình hình kinh tế và thị trường tài chính Việt Nam trong năm 2021, báo cáo cho thấy, kinh tế năm 2020-2021 khó khăn, tăng trưởng thấp. Tuy nhiên, nền kinh tế đang phục hồi khá nhanh nhờ thay đổi chiến lược phòng chống dịch phù hợp, mở cửa trở lại từ đầu quý 4/2021, tăng trưởng quý 4/2021 đạt 5,22% (từ mức -6,02% quý 3/2021), giúp tăng trưởng cả năm đạt 2,58%, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp 1,84%. Trong bối cảnh đó và phù hợp xu hướng tăng chung của thị trường tài chính toàn cầu, thị trường tài chính Việt Nam duy trì đà tăng trưởng tích cực nhờ kinh tế vĩ mô ổn định, một số chính sách tài khóa và tiền tệ hỗ trợ người dân, doanh nghiệp được triển khai (khoảng 4% GDP trong hai năm 2022-2023), một số lĩnh vực, ngành nghề vẫn phát triển tốt; năng lực tài chính của các định chế tài chính được tăng cường trong những năm qua, khả năng thích ứng, đa dạng hóa hoạt động, đẩy mạnh chuyển đổi số và tiết giảm chi phí, gia cố phòng chống rủi ro… Năm 2021, lợi nhuận ròng của các DN niêm yết trên cả 3 sàn (HoSE, HNX, UpCOM) tăng 49,5%; lợi nhuận trước thuế của 29 ngân hàng thương mại (NHTM), chiếm đến 80% thị phần, tăng gần 32%, chi phí hoạt động giảm 15%, ngân hàng số tăng nhanh với dịch vụ mobile banking tăng 75% về lượng giao dịch, tăng 87% về giá trị giao dịch, tỷ lệ bao phủ nợ xấu tăng lên mức 152% (từ mức 105% năm 2020) trong khi ngành ngân hàng tiếp tục các chương trình cơ cấu lại nợ và hỗ trợ khách hàng chịu tác động bởi dịch Covid-19 (khoảng 52 nghìn tỷ đồng năm 2021 và 20-25 nghìn tỷ đồng năm 2022). Với thị trường chứng khoán (TTCK), năm 2021, chỉ số VN-index tăng 35,7%, vốn hóa thị trường cổ phiếu tăng 48,4%, thanh khoản thị trường tăng 253%; huy động vốn qua TTCK đạt 757 nghìn tỷ đồng (tăng 62%), trong đó phát hành TPDN đạt 657 nghìn tỷ đồng, tăng 42% so với năm 2020. Lượng nhà đầu tư mới đạt kỷ lục (1,5 triệu tài khoản), gấp gần 1,5 lần tổng số của 4 năm trước đó…v.v. Thị trường bảo hiểm duy trì đà tăng doanh thu (đạt 217 nghìn tỷ đồng năm 2021, tăng gần 19% so với mức tăng 14% năm 2020), lợi nhuận ròng của các công ty kinh doanh bảo hiểm niêm yết tăng 19%...v.v. Tuy nhiên, thị trường tài chính còn một số bất cập, tồn tại. Theo đó, thị trường ngân hàng cũng xuất hiện rủi ro như nợ xấu tiềm ẩn gia tăng, tội phạm tài chính tăng; TTCK sau giai đoạn phát triển nhanh đang có những điều chỉnh giảm điểm, xuất hiện thao túng giá, vi phạm công bố thông tin, cho vay ký quỹ tăng nhanh, nhà đầu tư dùng đòn bẩy tài chính nhiều, tâm lý đám đông dẫn dắt…v.v. Những rủi ro này đã được các cơ quan quản lý nhận diện và đang có những chính sách, giải pháp khắc phục nhằm ổn định, lành mạnh hóa thị trường. Trong lĩnh vực bảo hiểm, tỷ lệ chi trả bảo hiểm dự báo sẽ tăng lên khi kinh tế phục hồi và tiến trình chuyển đổi số của ngành bảo hiểm còn chậm. Theo ông Andrew Jeffries, Giám đốc Quốc gia của ADB tại Việt Nam, bất chấp những khó khăn, thách thức từ đại dịch, thị trường tài chính của Việt Nam vẫn duy trì khả năng phục hồi trong năm 2021 và 2022 nhờ nền tảng kinh tế vững chắc. Tuy nhiên, rủi ro đang xuất hiện trên thị trường tài chính. Các khoản nợ xấu dự kiến sẽ tăng nhanh sau khi một số chính sách điều tiết hết hiệu lực vào cuối năm 2021. Các vụ gian lận gần đây trên thị trường TPDN cho thấy những khiếm khuyết trong quản trị DN và lỗ hổng pháp lý. Hưởng lợi từ sự phục hồi nền kinh tế Nhận định về triển vọng thị trường tài chính Việt Nam trong năm 2022, báo cáo cho thấy, bước sang năm 2022, với tiến trình mở cửa nền kinh tế, kiên định chiến lược “sống chung an toàn với Covid-19”, với nhiều giải pháp để giảm thiểu tác động tiêu cực từ chiến sự Nga – Ukraina và kiểm soát đà tăng giá cả, lạm phát, cùng với việc thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH 2022-2023…, kinh tế Việt Nam dự báo sẽ phục hồi tốt hơn trong năm 2022, tăng trưởng có thể đạt 5,5-6% (kịch bản cơ sở) và cao hơn trong năm 2023. Tuy nhiên, theo dự báo, lạm phát tăng khá mạnh, có thể lên mức 3,8-4,2% năm 2022 và duy trì mức 4% năm 2023. Trong bối cảnh đó, thị trường tài chính Việt Nam năm 2022 cũng sẽ được hưởng lợi từ sự phục hồi này, nhưng cũng có những bước điều chỉnh giảm điểm cùng với đà chung của chứng khoán thế giới, cùng với tác động từ những chính sách, biện pháp chấn chỉnh thị trường của Chính phủ và các cơ quan chức năng, thị trường được kỳ vọng sẽ phát triển ổn định, lành mạnh và bền vững hơn. Đối với thị trường ngân hàng, lợi nhuận toàn ngành được kỳ vọng tăng trưởng bình quân khoảng 20-25% so với năm 2021 với tăng trưởng tín dụng dự kiến đạt mức 14-15%. Vấn đề hoàn thiện thể chế (gồm cả cơ chế xử lý nợ xấu, quản lý mô hình kinh doanh mới…), phối hợp chính sách kiểm soát ổn định vĩ mô (lạm phát, tỷ giá, mặt bằng lãi suất…), tăng vốn, chuyển đổi số và thực hiện Chương trình phục hồi của hệ thống ngân hàng sẽ tiếp tục được chú trọng. Đối với TTCK, thị trường cổ phiếu dự báo sẽ có những điều chỉnh cần thiết, đi vào ổn định hơn, lành mạnh hơn, VN-Index có thể tăng nhẹ (khoảng 8%), đạt 1.610 điểm, theo kịch bản tích cực hoặc giảm nhẹ (4%) về mức 1.440 điểm, theo kịch bản tiêu cực. Khối lượng phát hành trái phiếu chính phủ (TPCP) dự kiến không đổi so với 2021 do quy mô đáo hạn TPCP thấp hơn so với các năm trước, góp phần làm giảm áp lực phát hành thêm TPCP để cơ cấu lại nợ công. Thị trường TPDN dự báo sẽ tiếp tục phát triển theo hướng minh bạch, lành mạnh hơn khi các quy định được ban hành theo hướng chặt chẽ hơn cùng với tăng cường quản lý, giám sát để giảm bớt rủi ro cho các chủ thể tham gia thị trường. Trong khi đó, thị trường bảo hiểm được dự báo duy trì đà tăng trưởng, với doanh thu phí bảo hiểm tăng khoảng 18-20%, trong đó bảo hiểm nhân thọ đóng vai trò là động lực chính cho tăng trưởng. Cùng với đó, quá trình hoàn thiện thể chế, chuyển đổi số, tài chính xanh được thúc đẩy; rủi ro hệ thống (nhất là tính lan tỏa giữa ngân hàng – chứng khoán – bảo hiểm – bất động sản) được quan tâm kiểm soát hơn, cũng là bước đi cần thiết nhằm ổn định, lành mạnh hóa thị trường...Thị trường bảo hiểm duy trì mức tăng trưởng tích cực Bộ Tài chính ra chỉ thị về tăng cường giám sát,ịtrườngtàichínhViệtNamduytrìđàtăngtrưởngtíchcựđá bóng tây ban nha chấn chỉnh thị trường trái phiếu doanh nghiệp Thị trường sẽ tiếp tục tích cực trong tuần cuối năm tài chính 2021 Năm 2021, lợi nhuận ròng của các DN niêm yết trên cả 3 sàn (HoSE, HNX, UpCOM) tăng 49,5%. Ảnh: Internet
相关推荐
-
Nhận định, soi kèo Ittihad Kalba vs Ajman Club, 22h45 ngày 5/1: Khó thắng
-
Giữ nét son truyền thống, xây dựng nền tài chính vì dân
-
Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines
-
Sắp diễn ra Triển lãm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ mới, sáng tạo TP. Hà Nội
-
10 nhân vật tiểu thuyết bị ghét nhưng gây ấn tượng
-
Lấp "lỗ hổng" trong công tác cán bộ: Loại bỏ nạn "thân quen, cánh hẩu"
- 最近发表
-
- Nhận định, soi kèo Ittihad Kalba vs Ajman Club, 22h45 ngày 5/1: Khó thắng
- Xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Trung Quốc dự báo sẽ tăng mạnh vào đầu năm 2025
- Đột kích "lò mổ" động vật hoang dã ở Hà Nội
- Kiểm soát chặt an toàn thực phẩm dịp Tết
- Apple làm thế nào để trở thành ông lớn trong làng công nghệ
- Infographics: Quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện Việt Nam
- Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Lê Hải An rơi từ tầng 8 tử vong
- Thấy gì từ việc Việt Nam lọt Top 30 nước xuất khẩu hàng đầu thế giới?
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến chuẩn bị Kỳ họp bất thường lần thứ 9
- Liên tiếp phá án, thu giữ hơn 4.000 viên ma túy
- 随机阅读
-
- Ba người phụ nữ bị xích chân, nhốt trong nhà kho ở Lâm Đồng
- Metro Nhổn
- Biên phòng Lạng Sơn: Vững vàng trên trận tuyến chống buôn lậu
- Khởi tố 42 vụ, 63 bị can liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”
- Bình oxy lỏng nổ như bom, 1 người tử vong ở Quy Nhơn
- HDBank hỗ trợ xây nhà cho hộ nghèo miền núi Quảng Ninh
- Giám đốc Trung tâm Pháp y nhận hối lộ để làm giả 15 kết quả giám định
- Xử phạt 2 trường hợp đăng thông tin sáp nhập tỉnh, thành sai sự thật
- Thời tiết hôm nay 02/1: Nam Bộ mưa tăng cùng thời điểm triều cường, Bắc Bộ rét đậm
- Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
- Đoàn Thanh niên Bộ Tài chính hưởng ứng Chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè năm 2023
- Chính phủ ban hành nghị định giảm 2% thuế giá trị gia tăng từ 1/7/2023
- Samsung khẳng định vẫn dùng thương hiệu Galaxy Note cho điện thoại
- Quảng Ninh quyết liệt chống buôn lậu cuối năm
- Ra mắt sản phẩm Betimum
- Sở GTVT TP.HCM: Người hoạt động vận tải ô tô cần có chứng chỉ chuyên ngành
- Doanh nghiệp phần mềm Việt đầu tiên chạm mốc 200 triệu USD
- Rau quả tươi Việt Nam: Nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường Thụy Điển
- Xử vụ gian lận điểm thi ở Hà Giang: Bất ngờ về danh tính nhân vật tên Q bí ẩn
- Cục Dự trữ Nhà nước khu vực TP. Hồ Chí Minh: Hoàn tất thủ tục đấu thầu 8.500 tấn gạo
- 搜索
-
- 友情链接
-
- Bé gái 8 tuổi nắm chặt tay em trai lơ lửng tầng 5 trong 20 phút
- Phó Thủ tướng yêu cầu kiểm tra hoạt động bán hàng đa cấp
- Some 1,500 job vacancies are available at the September, the Autumn of Recruitment
- Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Kinh tế TP. Hồ Chí Minh lần 5 năm 2024
- TS. Bùi Sĩ Lợi: Tăng lương tối thiểu 10% là hợp lý
- Nhiều giải pháp tháo gỡ rào cản cho phát triển logistics vùng Đông Nam Bộ
- Nữ sinh 22 tuổi dang dở giấc mơ sau vụ thảm kịch rơi máy bay
- Việt Nam liên tiếp cải thiện về chỉ số tự do kinh tế
- 3 bộ trưởng cùng nhau tập thể dục trên sân khấu
- Năm 2015: Quận Thanh Xuân tiết kiệm được 16,7 triệu kWh điện