TheôngsảnViệtcầnnângcaochấtlượngđểđápứngyêucầucủathịtrườbảng xếp hạng bóng đá nam asiad 2023o thống kê của Tổng cục Hải quan, nông sản Việt Nam hiện đã có mặt tại hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có các sản phẩm xuất khẩu trên 1 tỉ USD là cà phê, gạo, rau quả…
Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) - bà Bùi Thị Thanh An nhận định, ở thời điểm hiện tại, tuy hoạt động xuất khẩu nông sản đang bị chi phối từ tình hình dịch bệnh trên thế giới nhưng sắp tới, với thuận lợi từ các FTA như Hiệp định Đối tác Toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA)… nông sản Việt được nhận định sẽ có thêm cơ hội mở rộng thị phần nhiều hơn tại các nước.
Tuy nhiên để đón những cơ hội này, các doanh nghiệp phải lưu ý nâng cao chất lượng, đáp ứng quy trình quản lý chất lượng tiên tiến vào sản xuất để có thể đáp ứng yêu cầu kỹ thuật ngày càng cao của thị trường. “Chúng ta không nên xem những tiêu chuẩn khắt khe này là rào cản mà phải xem là mục tiêu để phát triển bền vững cho ngành chế biến nông sản thủy sản”, bà Bùi Thị Thanh An đánh giá. Đặc biệt sắp tới đây khi EVFTA có hiệu lực, doanh nghiệp nông sản cần gấp rút tổ chức lại hệ thống sản xuất để nâng cao hiệu quả, hiệu suất giúp sản phẩm đảm bảo chất lượng, hạ giá thành…